Người phiên dịch làm việc trong công ty cho vay nặng lãi thì có bị xem là đồng phạm giúp sức hay không?
- Người phiên dịch làm việc trong công ty cho vay nặng lãi thì có bị xem là đồng phạm giúp sức hay không?
- Người phiên dịch làm việc trong công ty cho vay nặng lãi bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà đang mang thai thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Người phiên dịch làm việc trong công ty cho vay nặng lãi nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà đang mang thai thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Người phiên dịch làm việc trong công ty cho vay nặng lãi thì có bị xem là đồng phạm giúp sức hay không?
Người phiên dịch làm việc trong công ty cho vay nặng lãi thì có bị xem là đồng phạm giúp sức hay không, thì theo khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Theo quy định trên thì người giúp sức phải là người tại điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Theo thông tin anh cung cấp thì chị M làm nghề phiên dịch và nhận lương để thực hiện phiên dịch cho chủ và nhân viên trong công ty. Chị M không tạo ra điều kiện tinh thần hay vật chất trong vụ việc cho vay nặng lãi do đó sẽ không xác định là người giúp sức cho vay nặng lãi.
Trong quá trình làm việc chị M biết công ty thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng không tố giác nên chị M có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội không tố giác tội phạm tại Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Người phiên dịch trong công ty cho vay nặng lãi có phải đồng phạm? (Hình từ Internet)
Người phiên dịch làm việc trong công ty cho vay nặng lãi bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà đang mang thai thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Người phiên dịch làm việc trong công ty cho vay nặng lãi nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà đang mang thai thì có được giảm nhẹ không, thì theo điểm n khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
...
Như vậy, người phiên dịch làm việc trong công ty cho vay nặng lãi nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà đang mang thai thì có thể xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Người phiên dịch làm việc trong công ty cho vay nặng lãi nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà đang mang thai thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Theo Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Như vậy, người phiên dịch làm việc trong công ty cho vay nặng lãi nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà đang mang thai thì được hoãn chấp hành hình phạt tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.