Người nước ngoài được chấp thuận làm Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng đủ các yêu cầu gì?
Người nước ngoài được chấp thuận làm Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng đủ các yêu cầu gì?
Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Nghị định 26/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn của ứng viên Lãnh sự danh dự
Người được chấp thuận làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có quốc tịch Nước cử hoặc quốc tịch Việt Nam. Trường hợp là người có quốc tịch của nước thứ ba hoặc người có hai hay nhiều quốc tịch thì phải được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao theo trình tự thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 5. Sự đồng ý về quốc tịch này có thể bị rút lại vào bất kỳ lúc nào mà không cần nêu lý do. Trong trường hợp này, Bộ Ngoại giao sẽ gửi công hàm thông báo đến Nước cử.
2. Thường trú tại Việt Nam hoặc đã cư trú, làm việc ít nhất 01 năm tại khu vực lãnh sự.
3. Không phải là cán bộ công chức, viên chức hoặc người lao động nhận lương từ ngân sách nhà nước của bất kỳ nước nào.
4. Bố trí trụ sở làm việc hoặc nơi cư trú trong khu vực lãnh sự của Cơ quan lãnh sự mà người đó dự kiến đứng đầu.
5. Có lý lịch tư pháp rõ ràng.
6. Có khả năng tài chính, uy tín trong xã hội.
Căn cứ trên quy định người nước ngoài được chấp thuận làm Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
- Có quốc tịch Nước cử.
+ Trường hợp là người có quốc tịch của nước thứ ba hoặc người có hai hay nhiều quốc tịch thì phải được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao theo trình tự thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 26/2022/NĐ-CP.
+ Sự đồng ý về quốc tịch này có thể bị rút lại vào bất kỳ lúc nào mà không cần nêu lý do. Trong trường hợp này, Bộ Ngoại giao sẽ gửi công hàm thông báo đến Nước cử.
- Thường trú tại Việt Nam hoặc đã cư trú, làm việc ít nhất 01 năm tại khu vực lãnh sự.
- Không phải là cán bộ công chức, viên chức hoặc người lao động nhận lương từ ngân sách nhà nước của bất kỳ nước nào.
- Bố trí trụ sở làm việc hoặc nơi cư trú trong khu vực lãnh sự của Cơ quan lãnh sự mà người đó dự kiến đứng đầu.
- Có lý lịch tư pháp rõ ràng.
- Có khả năng tài chính, uy tín trong xã hội.
Lãnh sự danh dự là người nước ngoài sẽ nhận được những quyền lợi gì?
Theo khoản 7 Điều 10 Nghị định 26/2022/NĐ-CP quy định Lãnh sự danh dự là người nước ngoài sẽ nhận được những quyền lợi trong khi thực hiện chức năng lãnh sự bao gồm:
- Trực tiếp liên hệ, làm việc với các cơ quan địa phương của Việt Nam trong khu vực lãnh sự của mình.
- Thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của Nước cử tại Việt Nam (nếu có) để liên hệ, làm việc với các cơ quan trung ương của Việt Nam. Trong trường hợp không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam thì Lãnh sự danh dự có thể thông qua Bộ Ngoại giao Nước cử để liên hệ.
- Sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc như thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax thông qua hệ thống bưu chính viễn thông của Việt Nam.
- Tuyển dụng lao động để phục vụ cho công tác lãnh sự trên cơ sở tuân thủ các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
- Treo quốc kỳ, quốc huy của Nước cử tại trụ sở của Cơ quan lãnh sự danh dự và trên phương tiện giao thông của Lãnh sự danh dự, khi những phương tiện này được sử dụng cho công việc chính thức dùng để thực hiện chức năng lãnh sự trong khu vực lãnh sự của mình.
- Được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chức năng của mình, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoặc theo thỏa thuận với Nước cử trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
- Lãnh sự danh dự là người nước ngoài được cấp thị thực nhập cảnh và cư trú tại Việt Nam phù hợp với các quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Được cấp, cấp lại, gia hạn Chứng minh thư Lãnh sự danh dự.
- Các quyền khác phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.
Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam có nhiệm kỳ là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 26/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm kỳ của Lãnh sự danh dự
1. Nhiệm kỳ của Lãnh sự danh dự trên cơ sở ủy nhiệm của Nước cử và được Bộ Ngoại giao đồng ý.
2. Khi kết thúc nhiệm kỳ, theo đề nghị của Nước cử, Lãnh sự danh dự có thể được Nước cử bổ nhiệm lại và được phía Việt Nam chấp thuận. Trình tự, thủ tục chấp thuận Lãnh sự danh dự được bổ nhiệm lại thực hiện theo quy định tại Điều 5, 6, 7 của Nghị định này.
Căn cứ trên quy định nhiệm kỳ của Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam được xác định dựa trên cơ sở ủy nhiệm của Nước cử và được Bộ Ngoại giao đồng ý.
Lưu ý: Khi kết thúc nhiệm kỳ, theo đề nghị của Nước cử, Lãnh sự danh dự có thể được Nước cử bổ nhiệm lại và được phía Việt Nam chấp thuận. Trình tự, thủ tục chấp thuận Lãnh sự danh dự được bổ nhiệm lại thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 26/2022/NĐ-CP, Điều 6 Nghị định 26/2022/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 26/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.