Người nước ngoài có hành vi vi phạm trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam thì có bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất hay không?
- Người nước ngoài có hành vi vi phạm trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam thì có bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất hay không?
- Người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền hay không?
- Người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì cơ quan phát hiện vi phạm gửi hồ sơ vi phạm đến đâu?
Người nước ngoài có hành vi vi phạm trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam thì có bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất hay không?
Người nước ngoài có hành vi vi phạm trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam thì có bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được quy định tại Điều 5 Nghị định 142/2021/NĐ-CP như sau:
Đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì tùy theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức bị xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì cá nhân người nước ngoài có hành vi vi phạm trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Người nước ngoài có hành vi vi phạm trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam thì có bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất hay không? (Hình từ internet)
Người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền hay không?
Người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điều 7 Nghị định 142/2021/NĐ-CP như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền:
a) Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành;
b) Được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền;
c) Được thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh;
d) Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Nghĩa vụ của người bị trục xuất:
a) Thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
d) Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có);
đ) Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về quyền của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì người nước ngoài có quyền yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền
Người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì cơ quan phát hiện vi phạm gửi hồ sơ vi phạm đến đâu?
Người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì cơ quan phát hiện vi phạm gửi hồ sơ vi phạm đến cơ quan được quy định tại Điều 8 Nghị định 142/2021/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan phát hiện vi phạm xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, phải gửi tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) liên quan đến vụ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Đối với trường hợp vi phạm do cơ quan ở trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phát hiện thì hồ sơ vi phạm được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi đã xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì cơ quan phát hiện vi phạm gửi hồ sơ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.