Người nước ngoài có được hành nghề kiểm toán viên tham gia kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng hay không?

Xin cho hỏi người nước ngoài có được hành nghề kiểm toán viên tham gia kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng hay không? Không được hành nghề kiểm toán viên tham gia kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng trong trường hợp nào? - Câu hỏi của anh Khánh Vinh (Quảng Nam).

Người nước ngoài có được hành nghề kiểm toán viên tham gia kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng hay không?

kiem-toan-doc-lap-doi-voi-to-chuc-tin-dung

Người nước ngoài có được hành nghề kiểm toán viên tham gia kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng hay không? (Hình từ Internet)

Theo Điều 13 Thông tư 39/2011/TT-NHNN quy định như sau:

Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên hành nghề và người đại diện của tổ chức kiểm toán độc lập tham gia kiểm toán tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán do Bộ Tài chính cấp;
2. Kiểm toán viên hành nghề là người Việt Nam phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm kiểm toán sau ngày được cấp Giấy chứng nhận kiểm toán viên hành nghề;
3. Kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm kiểm toán tại Việt Nam;
4. Không là khách hàng đang được cấp tín dụng, được cung cấp các dịch vụ khác với điều kiện ưu đãi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kiểm toán;
5. Không bị xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập trong 02 năm liền kề trước năm kiểm toán;
6. Không thuộc những trường hợp không được kiểm toán theo quy định tại Điều 19 Luật Kiểm toán độc lập;

Theo đó, kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm kiểm toán tại Việt Nam.

Đồng thời, kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn sau:

– Có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán do Bộ Tài chính cấp;

– Không là khách hàng đang được cấp tín dụng, được cung cấp các dịch vụ khác với điều kiện ưu đãi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kiểm toán;

– Không bị xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập trong 02 năm liền kề trước năm kiểm toán;

– Không thuộc những trường hợp không được kiểm toán theo quy định tại Điều 19 Luật Kiểm toán độc lập 2011;

Không được hành nghề kiểm toán viên tham gia kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng trong trường hợp nào?

Theo Điều 19 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định như sau:

Các trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau đây:
1. Là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán;
2. Là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc là kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
3. Là người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán cho các năm tài chính được kiểm toán;
4. Trong thời gian hai năm, kể từ thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
5. Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;
6. Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ khác với các dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều này có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
7. Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể trong đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
8. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, kiểm toán viên hành nghề kiểm toán viên tham gia kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau đây:

– Là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán;

– Là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc là kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;

– Là người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán cho các năm tài chính được kiểm toán;

– Trong thời gian hai năm, kể từ thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;

– Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;

– Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ khác với các dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều này có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;

– Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể trong đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;

– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thời hạn tối đa của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong bao lâu?

Theo Điều 6 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ và tên, năm sinh, quê quán hoặc quốc tịch, ảnh của người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
b) Số và ngày cấp chứng chỉ kiểm toán viên;
c) Tên doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đăng ký hành nghề;
d) Số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
đ) Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
2. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
3. Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán được quy định tại Phụ lục số 07/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ 05 kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,428 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào