Người nước ngoài có được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam? Người nước ngoài hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam có bắt buộc thành thạo tiếng Việt?
Người nước ngoài có được xin cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định những đối tượng sau đây được xin cấp chứng chỉ hành nghề:
Người xin cấp chứng chỉ hành nghề
1. Bác sỹ, y sỹ
2. Điều dưỡng viên
3. Hộ sinh viên
4. Kỹ thuật viên
5. Lương y
6. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Theo quy định trên không cấm người nước ngoài không được xin cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam.
Như vậy, theo trường hợp của chồng bạn là người nước ngoài và thuộc một trong những đối tượng nêu trên là người được xin cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
Điều kiện để người nước ngoài được cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Điều kiện để người nước ngoài được cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài như sau:
(1) Đáp ứng đủ điều kiện quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam tại Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009:
- Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
+ Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận là lương y;
+ Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
- Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
(2) Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.
(3) Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.
(4) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.
Người nước ngoài hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam có bắt buộc thành thạo tiếng Việt?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam của người nước ngoài như sau:
- Người nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo; trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo thì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch.
- Việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng tiếng Việt; trường hợp người hành nghề không biết tiếng Việt thành thạo thì việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký sử dụng và người phiên dịch phải dịch sang tiếng Việt.
- Người nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam được xác định là biết tiếng Việt thành thạo và người được xác định là đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở đào tạo chuyên ngành y do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định kiểm tra và công nhận.
Theo đó Điều 17 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về tiêu chí để công nhận người hành nghề biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám chữa bệnh và Điều 18 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định tiêu chí để công nhận người đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh.
- Người phiên dịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
Do đó, người nước ngoài hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam không bắt buộc thành thạo tiếng Việt mà có thể đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch sang tiếng Việt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.