Người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo quy định pháp luật của nước nào?

Cho tôi hỏi là người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo pháp luật nước nào?Thừa kế tài sản là bất động sản tại Việt Nam của người nước ngoài có phải là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hay không? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua những hình thức nào? Xin cảm ơn. Câu hỏi của anh N.T.V đến từ Đà Nẵng.

Người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo pháp luật nước nào?

Căn cứ theo quy định về áp dụng pháp luật tại Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Thừa kế
1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Theo đó, thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

Đối với bất động sản, việc thực hiện quyền thừa kế được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Như vậy, người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo pháp luật Việt Nam.

Người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo pháp luật nước nào?

Người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo pháp luật nước nào? (Hình từ Internet)

Thừa kế tài sản là bất động sản tại Việt Nam của người nước ngoài có phải là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hay không?

Theo quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Phạm vi áp dụng
1. Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật này thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng.
2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Như vậy, thừa kế tài sản là bất động sản tại Việt Nam của người nước ngoài là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài do người nước ngoài là chủ sở hữu di sản là bất động sản tại Việt Nam được chia trong quan hệ pháp luật thừa kế.

Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua những hình thức nào?

Căn cứ Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:

Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Theo quy định trên thì người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo các hình thức sau:

- Thông qua đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.

- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

(1) Cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

(2) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Lưu ý: Tổ chức nước ngoài cũng có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu thuộc các đối tượng sau:

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam,

- Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam,

- Quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,695 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào