Người nộp đơn đề nghị sửa đổi bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không phải nộp phí công bố thông tin sửa đổi bổ sung trong trường hợp nào?
- Có thể sửa đổi đại diện sở hữu công nghiệp trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp vào thời điểm nào?
- Người nộp đơn đề nghị sửa đổi bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không phải nộp phí công bố thông tin sửa đổi bổ sung trong trường hợp nào?
- Việc sửa đổi bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp phải được thẩm định lại trong trường hợp nào?
Có thể sửa đổi đại diện sở hữu công nghiệp trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp vào thời điểm nào?
Việc sửa đổi bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể:
a) Sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong đơn với điều kiện việc sửa đổi, bổ sung không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã bộc lộ trong bản mô tả đối với đơn đăng ký sáng chế, bộ ảnh chụp, bản vẽ và bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, trong mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn;
b) Sửa đổi về tên, địa chỉ, mã nước của người nộp đơn, tên, quốc tịch, địa chỉ của tác giả sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp; sửa đổi đại diện sở hữu công nghiệp.
...
Như vậy, theo quy định, người nộp đơn có thể yêu cầu sửa đổi đại diện sở hữu công nghiệp trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Người nộp đơn có thể sửa đổi đại diện sở hữu công nghiệp trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Người nộp đơn đề nghị sửa đổi bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không phải nộp phí công bố thông tin sửa đổi bổ sung trong trường hợp nào?
Phí công bố thông tin sửa đổi bổ sung được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
...
2. Việc sửa đổi, bổ sung đơn được thực hiện như sau:
...
d) Người yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn phải nộp các loại phí sau đây:
d1) Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho mỗi nội dung sửa đổi theo quy định và bản sao chứng từ nộp phí (trường hợp nộp phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp);
d2) Phí công bố thông tin sửa đổi, bổ sung đơn theo quy định nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phải được công bố theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Trường hợp việc sửa đổi, bổ sung phải thực hiện để khắc phục những sai sót do lỗi của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, người nộp đơn không phải nộp phí công bố;
đ) Đối với yêu cầu sửa đổi, bổ sung các tài liệu sau đây, người nộp đơn phải nộp tài liệu tương ứng đã được sửa đổi, bổ sung:
...
3. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn như sau:
a) Công bố các nội dung sửa đổi, bổ sung trong trường hợp yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin liên quan đến đơn hợp lệ về mặt hình thức ghi trong quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; tên, quốc tịch của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; bản tóm tắt sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có); bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp; mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo; bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và tên sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
...
Như vậy, theo quy định, người nộp đơn không phải nộp phí công bố thông tin sửa đổi bổ sung trong trường hợp do lỗi của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mà phải sửa đổi những thông tin sau đây:
(1) Sửa đổi, bổ sung thông tin liên quan đến đơn hợp lệ về mặt hình thức ghi trong quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
(2) Sửa đổi, bổ sung tên, quốc tịch của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
(3) Sửa đổi, bổ sung bản tóm tắt sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có);
(4) Sửa đổi, bổ sung bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;
(5) Sửa đổi, bổ sung mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo;
(6) Sửa đổi, bổ sung bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và tên sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Việc sửa đổi bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp phải được thẩm định lại trong trường hợp nào?
Trường hợp thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
...
3. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn như sau:
...
c) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn được nộp sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ thuộc các trường hợp dưới đây thì đơn phải được thẩm định lại và người nộp đơn phải nộp phí theo quy định:
c1) Sửa đổi thông tin liên quan đến bản chất của đối tượng nêu trong đơn: bản mô tả sáng chế; bản mô tả, bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp; mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
c2) Thay đổi người nộp đơn nhãn hiệu;
d) Thông báo chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ;
đ) Thông báo chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn tại các văn bản gửi cho người nộp đơn trong quá trình xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp liên quan đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định, nếu người nộp đơn yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nộp đơn sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ thuộc các trường hợp dưới đây thì đơn phải được thẩm định lại và người nộp đơn phải nộp phí:
(1) Sửa đổi thông tin liên quan đến bản chất của đối tượng nêu trong đơn, bao gồm:
- Bản mô tả sáng chế;
- Bản mô tả, bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;
- Mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
(2) Thay đổi người nộp đơn nhãn hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.