Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?

Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu bắt buộc phải khai báo mà người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn mà không khai báo thì bị phạt bao nhiêu? Hướng dẫn điều trị bệnh sán lá ruột lớn?

Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không?

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 về phân loại bệnh truyền nhiễm như sau:

Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
...
c) Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia); bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia); bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta); bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie); bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác.
...

Theo đó, bệnh sán lá ruột lớn là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C và đây là loại bệnh ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.

Và theo khoản 3 Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời trong trường hợp mắc bệnh sán lá ruột lớn là hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì bắt buộc phải khai báo kịp thời khi phát hiện mắc bệnh nếu phát hiện vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?

Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet).

Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn mà không khai báo thì bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm được quy định theo điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện người khác mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm;
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật;
c) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Như vậy, cá nhân không khai báo khi phát hiện mình nhiễm bệnh sán lá ruột lớn có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)

Hướng dẫn điều trị bệnh sán lá ruột lớn?

Căn cứ theo Mục 5 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột lớn ban hành kèm theo Quyết định 1636/QĐ-BYT năm 2022 thì việc điều trị bệnh sán lá ruột lớn thực hiện theo sau:

Nguyên tắc điều trị

- Điều trị sớm, đúng thuốc đặc hiệu, đúng phác đồ;

- Điều trị hỗ trợ khi cần thiết để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân;

- Bệnh nhân tái khám sau điều trị 1 tháng để đánh giá hiệu quả điều trị; nếu bệnh nhân còn nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì tiếp tục điều trị nhắc lại liệu trình điều trị;

- Những bệnh nhân có bệnh nền kèm theo, thì phải kết hợp theo dõi điều trị.

Điều trị đặc hiệu

Thuốc: praziquantel viên nén 600 mg.

- Liều dùng:

+ Đối với người lớn và trẻ em ≥ 4 tuổi: Liều 25 mg/kg/ngày, liều duy nhất, uống ngay sau khi ăn, không được nhai thuốc.

+ Đối với trẻ em < 4 tuổi: Tham khảo bác sỹ trong quá trình điều trị và theo dõi chặt.

- Chống chỉ định:

+ Không được dùng cho phụ nữ có thai;

+ Những người có cơ địa dị ứng với thuốc;

+ Người đang bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần...

- Hướng dẫn bệnh nhân chú ý khi sử dụng thuốc:

+ Thời kỳ cho con bú: Người mẹ ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc và 72 giờ sau liều cuối cùng; Trong thời gian này sữa phải được vắt bỏ;

+ Không sử dụng rượu, bia trong thời gian điều trị;

+ Không lái xe, điều khiển máy móc trong khi uống thuốc và cả trong 24 giờ sau khi uống praziquantel vì thuốc có thể gây chóng mặt buồn ngủ;

+ Thận trọng với người già, người suy dinh dưỡng, người có rối loạn tiền đình.

Điều trị triệu chứng

Tùy theo biểu hiện triệu chứng lâm sàng để chỉ định các thuốc điều trị phù hợp.

- Giảm đau bụng: bằng các thuốc chống co thắt đường uống.

- Tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa: các men tiêu hóa nguồn gốc vi khuẩn.

- Bù nước, điện giải bằng đường uống: Oresol.

- Phù: do giảm albumin máu thì truyền albumin.

- Thiếu máu: bổ sung acid folic, viên sắt, vitamin B12 trong trường hợp thiếu máu nhẹ, uống trong vòng 3 - 6 tháng.

- Tắc ruột cấp: phối hợp với ngoại khoa can thiệp xử trí tắc ruột trước, sau đó kết hợp điều trị thuốc đặc hiệu sán lá ruột lớn.

Điều trị hỗ trợ

- Nâng cao thể trạng có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

- Sử dụng vitamin tổng hợp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

392 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào