Người nhận nuôi cháu gái ruột làm con nuôi cần đáp ứng điều kiện nào và thủ tục nhận con nuôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Vợ chồng chị ruột của tôi có 1 cô con gái (năm nay cháu được 8 tuổi). Tháng trước trên đường đi từ quê ra Hà Nội có việc thì 2 vợ chồng chị bị tai nạn, qua đời. Tôi rất thương cô cháu gái nhỏ của tôi vì vậy tôi đã bàn bạc với chồng để nhận nuôi cháu. Tôi muốn hỏi vậy việc tôi nhận nuôi con gái của chị ruột làm con nuôi thì có vi phạm pháp luật hay không? Nếu không, tôi cần chuẩn bị những gì để làm thủ tục nhận nuôi cháu?

Điều kiện đối với người nhận cháu gái ruột làm con nuôi?

Trước hết, khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:

- Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

+ Có tư cách đạo đức tốt.

Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn là nhận cháu gái ruột làm con nuôi thi chỉ cần đáp ứng là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tư cách đạo đức tốt theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.

Người nhận nuôi cháu gái ruột làm con nuôi cần đáp ứng điều kiện nào và thủ tục nhận cháu gái ruột làm con nuôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Người nhận nuôi cháu gái ruột làm con nuôi cần đáp ứng điều kiện nào và thủ tục nhận cháu gái ruột làm con nuôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Các hành vi bị cấm trong trường hợp nhận con nuôi

Theo quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về các hành vi bị cấm trong trường hợp nhận con nuôi như sau:

- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

- Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

- Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

- Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

- Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Như vậy, khi cháu gái của bạn đã đủ điều kiện tại khoản 1 Điều 14 và không vi phạm các điều khoản quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi thì bạn hoàn toàn có thể nhận cháu gái ruột của mình làm con nuôi mà không vi phạm bất cứ quy định gì của pháp luật.

Cần chuẩn bị những giấy tờ nào để nhận nuôi con nuôi?

Theo Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì bạn cần những giấy tờ sau để nhận nuôi con nuôi:

- Đơn xin nhận con nuôi;

- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.

Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023: Tại Đây

Thủ tục nhận cháu gái ruột làm con nuôi được hiện ra sao?

Đối với cháu của bạn thì bạn cần có các loại giấy tờ sau theo khoản 1 Điều 18 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:

(1) Giấy khai sinh;

(2) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

(3) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

(4) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

(5) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, bạn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn sinh sống và đợi giải quyết. Nếu được Ủy ban nhân dân xã của bạn chấp nhận thì bạn có thể nhận nuôi đứa cháu gái ruột của mình.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

15,145 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào