Người nghi mắc bệnh lao phổi khi có các triệu chứng nào? Những nhóm có nguy cơ cao mắc lao phổi?

Bệnh lao được phân loại dựa trên những tiêu chí gì? Người nghi mắc bệnh lao phổi khi có các triệu chứng nào? Những nhóm có nguy cơ cao mắc lao phổi? Việc phân loại chẩn đoán dựa theo xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB quy định ra sao? câu hỏi của anh V (Vinh).

Bệnh lao là gì? Được phân loại dựa trên những tiêu chí gì?

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Theo đó, việc phân loại bệnh lao được quy định tại Mục 7 Hướng dẫn chẩn đoán điều trị và dự phòng bệnh lao ban hành kèm theo Quyết định 1314/QĐ-BYT năm 2020 do Bộ Y tế ban hành, cụ thể dựa trên các tiêu chí sau:

Phân loại bệnh lao theo vị trí giải phẫu

- Lao phổi;

- Lao ngoài phổi.

Phân loại lao phổi theo kết quả xét nghiệm nhuộm soi trực tiếp

- Lao phổi AFB(+) và lao phổi AFB (-).

- Xem thêm tiêu chuẩn ở phần chẩn đoán.

Phân loại bệnh lao theo kết quả xét nghiệm vi khuẩn

- Bệnh nhân lao có bằng chứng vi khuẩn học;

- Bệnh nhân lao không có bằng chứng vi khuẩn học (chẩn đoán lâm sàng).

Phân loại bệnh nhân lao theo tiền sử điều trị lao

- Mới;

- Tái phát;

- Thất bại điều trị;

- Điều trị lại sau bỏ trị;

- Khác;

- Chuyển đến.

Phân loại bệnh nhân theo tình trạng nhiễm HIV

- Bệnh nhân lao/HIV(+): Bệnh nhân lao có kết quả xét nghiệm HIV(+).

- Bệnh nhân lao/HIV(-): Bệnh nhân lao có kết quả xét nghiệm HIV(-), các bệnh nhân lúc đầu kết quả HIV(-) nhưng sau đó xét nghiệm lại có kết quả HIV dương tính cần được phân loại lại.

- Bệnh nhân lao không rõ tình trạng HIV: Bệnh nhân lao không có kết quả xét nghiệm HIV, những bệnh nhân này sau khi có kết quả xét nghiệm HIV cần được phân loại lại.

Phân loại bệnh nhân dựa trên tình trạng kháng thuốc

Dựa theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới và các phân loại này không loại trừ lẫn nhau:

- Kháng đơn thuốc: Chỉ kháng với duy nhất một thuốc chống lao hàng một khác Rifampicin

- Kháng nhiều thuốc: Kháng với từ hai thuốc chống lao hàng một trở lên mà không kháng với Rifampicin

- Lao kháng Rifampicin: Kháng với Rifampicin, có hoặc không kháng thêm với các thuốc lao khác kèm theo (có thể là kháng đơn thuốc, kháng nhiều thuốc, đa kháng thuốc hoặc siêu kháng thuốc).

- Đa kháng thuốc (MDR-TB): Kháng đồng thời với ít nhất hai thuốc chống lao là Isoniazid và Rifampicin.

- Tiền siêu kháng: Lao đa kháng có kháng thêm với hoặc bất cứ thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone hoặc với ít nhất một trong ba thuốc tiêm hàng hai (Capreomycin, Kanamycin, Amikacin, chứ không đồng thời cả 2 loại thêm).

- Siêu kháng thuốc (XDR-TB): Lao đa kháng có kháng thêm với bất cứ thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone và với ít nhất một trong ba thuốc tiêm hàng hai (Capreomycin, Kanamycin, Amikacin).

Phân loại bệnh nhân dựa trên tình trạng kháng thuốc

Dựa theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới và các phân loại này không loại trừ lẫn nhau:

- Kháng đơn thuốc: Chỉ kháng với duy nhất một thuốc chống lao hàng một khác Rifampicin

- Kháng nhiều thuốc: Kháng với từ hai thuốc chống lao hàng một trở lên mà không kháng với Rifampicin

- Lao kháng Rifampicin: Kháng với Rifampicin, có hoặc không kháng thêm với các thuốc lao khác kèm theo (có thể là kháng đơn thuốc, kháng nhiều thuốc, đa kháng thuốc hoặc siêu kháng thuốc).

- Đa kháng thuốc (MDR-TB): Kháng đồng thời với ít nhất hai thuốc chống lao là Isoniazid và Rifampicin.

- Tiền siêu kháng: Lao đa kháng có kháng thêm với hoặc bất cứ thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone hoặc với ít nhất một trong ba thuốc tiêm hàng hai (Capreomycin, Kanamycin, Amikacin, chứ không đồng thời cả 2 loại thêm).

- Siêu kháng thuốc (XDR-TB): Lao đa kháng có kháng thêm với bất cứ thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone và với ít nhất một trong ba thuốc tiêm hàng hai (Capreomycin, Kanamycin, Amikacin).

Người nghi mắc bệnh lao phổi khi có các triệu chứng nào? Những nhóm có nguy cơ cao mắc lao phổi?

Người nghi mắc bệnh lao phổi khi có các triệu chứng nào? Những nhóm có nguy cơ cao mắc lao phổi? (hình từ internet)

Người nghi mắc bệnh lao phổi khi có các triệu chứng nào? Những nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh lao phổi?

Tại Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán điều trị và dự phòng bệnh lao ban hành kèm theo Quyết định 1314/QĐ-BYT năm 2020 do Bộ Y tế ban hành có nêu như sau:

1. NGƯỜI NGHI LAO PHỔI
1.1. Người nghi lao phổi khi có các triệu chứng sau:
- Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất.
Ngoài ra có thể:
- Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi.
- Sốt nhẹ về chiều.
- Ra mồ hôi “trộm” ban đêm.
- Đau ngực, đôi khi khó thở.
...

Theo quy định này, người mắc bệnh lao phổi sẽ có các triệu chứng sau:

- Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất.

Ngoài ra có thể:

- Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi.

- Sốt nhẹ về chiều.

- Ra mồ hôi “trộm” ban đêm.

- Đau ngực, đôi khi khó thở.

Việc phân loại chẩn đoán bệnh lao phổi dựa theo xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB quy định ra sao?

Tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán điều trị và dự phòng bệnh lao ban hành kèm theo Quyết định 1314/QĐ-BYT năm 2020 do Bộ Y tế ban hành có nêu như sau:

2.3. Chẩn đoán xác định
...
2.3.2. Phân loại chẩn đoán dựa theo xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB
- Lao phổi AFB(+): có ít nhất 1 mẫu đờm hoặc dịch phế quản, dịch dạ dày có kết quả soi trực tiếp AFB(+) tại các phòng xét nghiệm được kiểm chuẩn bởi Chương trình chống lao Quốc gia.
- Lao phổi AFB(-): khi có ít nhất 2 mẫu đờm AFB(-), người bệnh cần được thực hiện quy trình chẩn đoán lao phổi AFB(-) (xem phụ lục 2).
Người bệnh được chẩn đoán lao phổi AFB(-) cần thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau:
+ Có bằng chứng vi khuẩn lao trong đờm, dịch phế quản, dịch dạ dày bằng phương pháp nuôi cấy hoặc các kỹ thuật mới như Xpert MTB/RIF.
+ Được thầy thuốc chuyên khoa chẩn đoán và chỉ định một phác đồ điều trị lao đầy đủ dựa trên (1) lâm sàng, (2) bất thường nghi lao trên X-quang phổi và (3) thêm 1 trong 2 tiêu chuẩn sau: HIV(+) hoặc không đáp ứng với điều trị kháng sinh phổ rộng.

Như vậy, việc phân loại chẩn đoán bệnh lao phổi dựa theo xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB quy định như sau:

- Lao phổi AFB(+): có ít nhất 1 mẫu đờm hoặc dịch phế quản, dịch dạ dày có kết quả soi trực tiếp AFB(+) tại các phòng xét nghiệm được kiểm chuẩn bởi Chương trình chống lao Quốc gia.

- Lao phổi AFB(-): khi có ít nhất 2 mẫu đờm AFB(-), người bệnh cần được thực hiện quy trình chẩn đoán lao phổi AFB(-) (xem phụ lục 2).

Người bệnh được chẩn đoán lao phổi AFB(-) cần thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau:

+ Có bằng chứng vi khuẩn lao trong đờm, dịch phế quản, dịch dạ dày bằng phương pháp nuôi cấy hoặc các kỹ thuật mới như Xpert MTB/RIF.

+ Được thầy thuốc chuyên khoa chẩn đoán và chỉ định một phác đồ điều trị lao đầy đủ dựa trên (1) lâm sàng, (2) bất thường nghi lao trên X-quang phổi và (3) thêm 1 trong 2 tiêu chuẩn sau: HIV(+) hoặc không đáp ứng với điều trị kháng sinh phổ rộng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,397 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào