Người ngẫu nhiên vớt được tài sản chìm đắm trên biển thì có được hưởng tiền công trục vớt tài sản hay không?
- Người ngẫu nhiên vớt được tài sản chìm đắm trên biển thì có được hưởng tiền công trục vớt tài sản hay không?
- Bộ Công an có thẩm quyền chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm hay không nếu tài sản chìm đắm là cổ vật?
- Thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm là cổ vật đã được trục vớt bằng hiện vật thế nào?
Người ngẫu nhiên vớt được tài sản chìm đắm trên biển thì có được hưởng tiền công trục vớt tài sản hay không?
Người ngẫu nhiên vớt được tài sản chìm đắm trên biển thì có được hưởng tiền công trục vớt không thì xem xét quy định tại Điều 282 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Xử lý tài sản chìm đắm ngẫu nhiên trục vớt được
1. Trường hợp ngẫu nhiên trục vớt được tài sản trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam hoặc khi đưa tài sản ngẫu nhiên trục vớt được vào nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam, người trục vớt phải thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này về thời điểm, địa điểm và các sự kiện liên quan khác; bảo vệ tài sản đó đến khi giao lại cho chủ sở hữu tài sản hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thông báo cho chủ sở hữu tài sản biết, nếu có điều kiện.
2. Trường hợp tài sản trục vớt quy định tại khoản 1 Điều này thuộc loại mau hỏng hoặc khi chi phí cho việc bảo quản tài sản là quá lớn thì người trục vớt có quyền xử lý tài sản theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 279 của Bộ luật này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo mà chủ sở hữu tài sản không yêu cầu nhận lại tài sản hoặc không thanh toán các khoản nợ thì người trục vớt có nghĩa vụ giao nộp tài sản đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này.
4. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo mà chủ tài sản quy định tại khoản 3 Điều này không có hành động gì để bảo vệ quyền lợi của mình thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này có quyền xử lý tài sản theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 279 của Bộ luật này.
5. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, người trục vớt được hưởng tiền công trục vớt và nhận lại chi phí liên quan khác theo các nguyên tắc tương tự về tiền công cứu hộ hàng hải.
6. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định thì trường hợp ngẫu nhiên trục vớt được tài sản trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam hoặc khi đưa tài sản ngẫu nhiên trục vớt được vào nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam, người trục vớt phải thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thời điểm, địa điểm và các sự kiện liên quan khác; bảo vệ tài sản đó đến khi giao lại cho chủ sở hữu tài sản hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thông báo cho chủ sở hữu tài sản biết, nếu có điều kiện.
Và người trục vớt sẽ được hưởng tiền công trục vớt và nhận lại chi phí liên quan khác theo các nguyên tắc tương tự về tiền công cứu hộ hàng hải theo như quy định tại khoản 5 Điều này.
Người ngẫu nhiên vớt được tài sản chìm đắm trên biển thì có được hưởng tiền công trục vớt tài sản hay không? (Hình từ Internet)
Bộ Công an có thẩm quyền chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm hay không nếu tài sản chìm đắm là cổ vật?
Thẩm quyền xử lý tài sản chìm đắm được quy định tại Điều 284 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Thẩm quyền xử lý tài sản chìm đắm
1. Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm gây nguy hiểm.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm là di sản văn hóa.
3. Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm liên quan đến quốc phòng và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự.
4. Bộ Công an chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm liên quan đến an ninh quốc gia.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm không thuộc tài sản quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý tài sản chìm đắm.
Cổ vật là di sản văn hóa vật thể theo quy định của Luật Di sản văn hóa 2001.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm là di sản văn hóa.
Bộ Công an chủ trì tổ chức xử lý tài sản chìm đắm liên quan đến an ninh quốc gia.
Do đó, nếu tài sản chìm đắm là cổ vật thì sẽ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức xử lý.
Thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm là cổ vật đã được trục vớt bằng hiện vật thế nào?
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 05/2017/NĐ-CP, theo đó:
Thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm bằng hiện vật
Trường hợp xử lý tài sản chìm đắm nhưng không xác định được chủ sở hữu, tài sản vô chủ hoặc tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước, việc thanh toán chi phí bằng hiện vật được thực hiện theo quy định sau:
1. Đối với tài sản chìm đắm nhưng chưa được trục vớt:
a) Hội đồng định giá được thành lập theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này tiến hành xác định giá trị của tài sản bị chìm đắm;
b) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện việc trục vớt tài sản chìm đắm và bán tài sản chìm đắm thông qua hình thức đấu giá để thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm bằng hiện vật theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
2. Đối với tài sản chìm đắm đã được trục vớt:
a) Hội đồng định giá được thành lập theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này tiến hành xác định giá trị của tài sản chìm đắm;
b) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này căn cứ chi phí trục vớt tại phương án đã được phê duyệt và giá trị tài sản chìm đắm do Hội đồng định giá xác định để quyết định việc thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm bằng hiện vật.
Theo đó, đối với tài sản chìm đắm đã được trục vớt là cổ vật thì việc thanh toán chi phí xử lý như sau:
Hội đồng định giá được thành lập theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này tiến hành xác định giá trị của cổ vật chìm đắm.
Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này căn cứ chi phí trục vớt tại phương án đã được phê duyệt và giá trị của cổ vật chìm đắm do Hội đồng định giá xác định để quyết định việc thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm bằng hiện vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.