Người mua lại vé số trúng thưởng từ người khác với giá trị lớn hơn giá trị trúng thưởng có phải là dấu hiệu đáng ngờ liên quan đến rửa tiền hay không?
- Người mua lại vé số trúng thưởng từ người khác với giá trị lớn hơn giá trị trúng thưởng có phải là dấu hiệu đáng ngờ liên quan đến rửa tiền hay không?
- Người kinh doanh trò chơi xổ số phát hiện có dấu hiệu đáng ngờ trong việc đổi vé số trúng thưởng thì có phải báo cáo hay không?
- Đe dọa trả thù người báo cáo hành vi rửa tiền có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống rửa tiền?
Người mua lại vé số trúng thưởng từ người khác với giá trị lớn hơn giá trị trúng thưởng có phải là dấu hiệu đáng ngờ liên quan đến rửa tiền hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 32 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng
...
3. Khách hàng yêu cầu chuyển tiền thắng cược, trúng thưởng cho bên thứ ba không có mối quan hệ rõ ràng với khách hàng.
4. Khách hàng bổ sung tiền mặt hoặc séc vào số tiền thắng cược, trúng thưởng và yêu cầu điểm kinh doanh trò chơi có thưởng chuyển thành séc có giá trị lớn bất thường.
5. Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu casino, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng đổi số lượng đồng tiền quy ước thành tiền mặt.
6. Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu bên thứ ba đổi hộ số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn bất thường và nhờ bên thứ ba đặt cược hộ.
7. Khách hàng nhiều lần trong một ngày mua vé xổ số, vé đặt cược, đổi đồng tiền quy ước ở gần mức giới hạn giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
8. Khách hàng mua lại vé số trúng thưởng có giá trị lớn từ người khác.
Như vậy, hành vi mua lại vé số trúng thưởng từ người khác với giá trị lớn hơn giá trị trúng thưởng là dấu hiệu đáng ngờ liên quan đến rửa tiền thuộc một trong những dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng.
Người mua lại vé số trúng thưởng từ người khác với giá trị lớn hơn giá trị trúng thưởng có phải là dấu hiệu đáng ngờ liên quan đến rửa tiền hay không? (Hình từ Internet)
Người kinh doanh trò chơi xổ số phát hiện có dấu hiệu đáng ngờ trong việc đổi vé số trúng thưởng thì có phải báo cáo hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
Đối tượng báo cáo
...
2. Đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược;
b) Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản;
c) Kinh doanh kim khí quý, đá quý;
d) Kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;
đ) Cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.
...
Và theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
Báo cáo giao dịch đáng ngờ
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Khi biết giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị kết án và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của bị can, bị cáo, người bị kết án đó. Việc xác định bị can, bị cáo, người bị kết án theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền được xác định từ việc xem xét, thu thập và phân tích thông tin khi khách hàng, giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu đáng ngờ quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này và có thể từ các dấu hiệu khác do đối tượng báo cáo xác định.
...
Như vậy, khi phát hiện có các dấu hiệu đáng ngờ liên quan đến việc đối vé số trúng thưởng hoặc giao dịch liên quan đến vé số trúng thưởng thì người kinh doanh trò chơi xổ số phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đe dọa trả thù người báo cáo hành vi rửa tiền có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống rửa tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền
1. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.
2. Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
3. Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.
4. Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
7. Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
Như vậy, hành vi đe dọa trả thù người báo cáo hành vi rửa tiền là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống rửa tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.