Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài về nước sau khi chấm dứt hợp đồng lao động có phải thông báo với cơ quan đăng ký cư trú không?
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bằng các hình thức nào?
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài về nước sau khi chấm dứt hợp đồng lao động có phải thông báo với cơ quan đăng ký cư trú không?
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sau khi về nước được hưởng chính sách gì?
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bằng các hình thức nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Như vậy, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động dưới các hình thức sau:
(1) Ký hợp đồng lao động với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
(2) Ký hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
(3) Trực tiếp giao kết hợp đồng với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài về nước sau khi chấm dứt hợp đồng lao động có phải thông báo với cơ quan đăng ký cư trú không? (Hình từ Internet)
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài về nước sau khi chấm dứt hợp đồng lao động có phải thông báo với cơ quan đăng ký cư trú không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
...
2. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:
...
g) Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
h) Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
i) Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Như vậy, theo quy định, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi chấm dứt hợp đồng lao động phải thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú.
Việc thông báo với cơ quan đăng ký cư trú phải được thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sau khi về nước được hưởng chính sách gì?
Căn cứ Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
2. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới.
5. Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước.
Như vậy, sau khi về nước người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.