Người lao động tự ý hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không thông báo với công ty thì có phải bồi thường không?
- Người lao động tự ý hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không thông báo với công ty thì có phải bồi thường không?
- Ngoài hợp đồng thử việc thì công ty còn có thể thỏa thuận về thử việc với người lao động bằng hình thức nào?
- Công ty có phải tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động thử việc không?
Người lao động tự ý hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không thông báo với công ty thì có phải bồi thường không?
Trường hợp người lao động tự ý hủy bỏ hợp đồng thử việc được quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Theo quy định, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Điều này có nghĩa là người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc đã giao kết với người sử dụng lao động mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp của anh thì anh không phải bồi thường cho công ty khi tự ý hủy bỏ hợp đồng thử việc.
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng thử việc.
Người lao động tự ý hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không thông báo với công ty thì có phải bồi thường không? (Hình từ Internet)
Ngoài hợp đồng thử việc thì công ty còn có thể thỏa thuận về thử việc với người lao động bằng hình thức nào?
Thỏa thuận thử việc được quy định tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Theo quy định trên thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
Như vậy, có thể thấy, ngoài hợp đồng thử việc thì công ty còn có thể thỏa thuận về thử việc với người lao động bằng cách thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động.
Công ty có phải tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động thử việc không?
Việc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động thử việc được quy định tại Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
...
4. Người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện và chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, người học nghề, tập nghề, người thử việc trước khi tuyển dụng hoặc bố trí làm việc và định kỳ huấn luyện lại nhằm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, phù hợp với vị trí công việc được giao.
5. Việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều này phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề, vị trí công việc, quy mô lao động và không gây khó khăn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động chủ động tổ chức huấn luyện riêng về an toàn, vệ sinh lao động hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động với huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy hoặc nội dung huấn luyện khác được pháp luật chuyên ngành quy định.
6. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi có ý kiến của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan.
...
Theo đó, công ty phải tự tổ chức huấn luyện và chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động thử việc trước khi tuyển dụng hoặc bố trí làm việc và định kỳ huấn luyện lại nhằm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, phù hợp với vị trí công việc được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.