Người lao động thử việc vi phạm nội quy lao động thì có bị xử lý kỷ luật lao động không? Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động được quy định ra sao?

Người lao động thử việc vi phạm nội quy lao động thì có bị xử lý kỷ luật lao động không? Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động được pháp luật quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Nguyên đến từ Tp. Hồ Chí Minh.

Nội dung thử việc giữa người lao động và doanh nghiệp có nhất thiết phải lập thành hợp đồng thử việc không?

Căn cứ khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
...

Đối chiếu với quy định này, nội dung thử việc giữa người lao động và doanh nghiệp không nhất thiết phải lập thành hợp đồng thử việc nếu doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động.

Tải về mẫu hợp đồng thử việc mới nhất 2023: Tại Đây

Kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động (hình từ Internet)

Người lao động thử việc vi phạm nội quy lao động thì có bị xử lý kỷ luật lao động không?

Căn cứ khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Thử việc
...
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
...

Đối chiếu với quy định này, nội dung hợp đồng thử việc bao gồm những nội dung chính sau:

- Tên, địa chỉ người sử dụng lao động hoặc người đại diện hợp pháp

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động

- Công việc, địa điểm làm việc

- Thời hạn của hợp đồng lao động

- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động

Ngoài ra, trong hợp đồng thử việc còn có thể đưa ra:

- Các nội dung về trách nhiệm nghĩa vụ của hai bên trong quá trình thử việc.

- Các điều khoản phạt nếu vi phạm thỏa thuận.

Theo đó, trong thỏa thuận thử việc (lập thành hợp đồng thử việc hoặc ghi trong hợp đồng lao động) doanh nghiệp hoàn toàn có thể thương lượng với người lao động về quyền và trách nhiệm của 2 bên, cụ thể nếu người lao động đồng ý với việc doanh nghiệp sẽ áp dụng kỷ luật lao động nếu người này vi phạm nội quy thì khi xảy ra vi phạm, doanh nghiệp được quyền xử lý kỷ luật lao động người này (người lao động thử việc).

Đồng thời căn cứ khoản 5 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.

Đối chiếu với quy định này, ngay cả khi trong thỏa thuận thử việc không để cập sẽ xử lý kỷ luật lao động người lao động là nhân viên thử việc thì về bản chất việc thử việc là quan hệ lao động, do đó, người lao động có trách nhiệm tuân thủ các nội quy của công ty, và khi xảy ra sai phạm, doanh nghiệp được quyền xử lý kỷ luật người lao động.

Tóm lại, người lao động thử việc vi phạm nội quy lao động thì vẫn có thể sẽ bị xử lý kỷ luật lao động.

Khi xử lý kỷ luật lao động doanh nghiệp phải đảm bảo những nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Theo đó, khi xử lý kỷ luật lao động doanh nghiệp phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
4,430 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào