Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tiến hành giám định mức suy giảm khả năng lao động được thực hiện như thế nào?
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị tai nạn ngoài giờ làm việc có được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động ở Việt Nam không?
- Giám định mức suy giảm khả năng lao động đối người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- Mức hưởng trợ cấp 1 lần chế độ bảo hiểm tai nạn lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị tai nạn ngoài giờ làm việc có được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động ở Việt Nam không?
Căn cứ khoản 7 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
...
7. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; riêng việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định:
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Điều kiện hưởng
a) Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
...
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
...
Theo đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị tai nạn ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tại Việt Nam.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tiến hành giám định mức suy giảm khả năng lao động được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Giám định mức suy giảm khả năng lao động đối người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Giám định mức suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
...
Theo đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị tai nạn ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động thực hiện giám định mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
- Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
- Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
Lưu ý:
Sau khi giám định mức suy giảm khả năng lao động, theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 người lao động có thể giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
- Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
- Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định pháp luật.
Mức hưởng trợ cấp 1 lần chế độ bảo hiểm tai nạn lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
3. Mức hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a) Trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
...
Theo đó, mức hưởng trợ cấp 1 lần chế độ bảo hiểm tai nạn lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định tại Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
- Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.
+ Trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.