Người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội thì có những quy tắc xử sự về thời gian làm việc như thế nào?
- Người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội thì có những quy tắc xử sự về thời gian làm việc như thế nào?
- Người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội phải có những quy tắc xử sự về tác phong như thế nào?
- Người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội có những chuẩn mực xử sự như thế nào trong hệ thống bảo hiểm xã hội?
- Người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội phải có những chuẩn mực xử sự trong quan hệ với người tham gia bảo hiểm như thế nào?
Người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội thì có những quy tắc xử sự về thời gian làm việc như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 889/QĐ-BHXH năm 2018 có quy định như sau:
Thời gian làm việc
1. Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, của Ngành, của cơ quan, đơn vị.
2. Sắp xếp, sử dụng thời giờ làm việc khoa học và hiệu quả.
3. Không sử dụng thời gian làm việc hành chính để làm việc riêng.
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội có những quy tắc xử sự về thời gian làm việc như sau:
- Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của công ty bảo hiểm xa hội
- Sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học và hiệu quả
- Không sử dụng thời gian làm việc hành chính để làm việc riêng.
Hệ thống bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội phải có những quy tắc xử sự về tác phong như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 889/QĐ-BHXH năm 2018 có quy định như sau:
Trang phục, tác phong
1. Trang phục gọn gàng, lịch sự; đeo biển tên, thẻ công chức, viên chức theo đúng quy định của Nhà nước, của Ngành.
2. Tác phong văn minh, lịch sự, nghiêm túc, đúng mực trong giao tiếp, ứng xử, giải quyết công việc.
3. Thái độ hòa nhã, niềm nở, tôn trọng người giao tiếp, người đến giao dịch, giải quyết công việc.
4. Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ có những tác phong sau:
- Tác phong văn minh, lịch sự, nghiêm túc, đúng mực trong giao tiếp, ứng xử, giải quyết công việc.
- Thái độ hòa nhã, niềm nở, tôn trọng người giao tiếp, người đến giao dịch, giải quyết công việc
- Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
Người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội có những chuẩn mực xử sự như thế nào trong hệ thống bảo hiểm xã hội?
Căn cứ tại Điều 6 Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 889/QĐ-BHXH năm 2018 có quy định như sau:
Chuẩn mực xử sự trong cơ quan, đơn vị
1. Tuân thủ kỷ cương, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành pháp luật, các nội quy, quy tắc, quy định của Ngành, của cơ quan, đơn vị.
2. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, nắm vững và tuân thủ nghiêm các quy trình, quy định về nghiệp vụ.
3. Nêu cao đạo đức công vụ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, tận tụy; trong giải quyết công việc bảo đảm kịp thời, chính xác.
4. Thường xuyên học tập, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; chủ động, sáng tạo và có ý thức phối hợp trong công tác để hoàn thành tốt công việc được giao; có phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả.
5. Kịp thời báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, đơn vị.
6. Không được che giấu, bưng bít và làm sai lệch thông tin, nội dung các việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.
7. Không thoái thác, né tránh công việc; không trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi làm sai, làm quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ.
Theo đó, người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội có 07 chuẩn mực xử sự trong công ty được quy định như trên.
Người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội phải có những chuẩn mực xử sự trong quan hệ với người tham gia bảo hiểm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 889/QĐ-BHXH năm 2018 có quy định như sau:
Chuẩn mực xử sự trong quan hệ, giao dịch với cơ quan, tổ chức và người dân.
1. Nhiệt tình, trách nhiệm, liêm chính, chuyên nghiệp trong giải quyết công việc, đáp ứng kịp thời, đầy đủ quyền lợi chính đáng của cơ quan, tổ chức và người tham gia, thụ hưởng chế độ BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Ngành; hướng dẫn, giải thích rõ ràng, cụ thể những vướng mắc của chính sách, tạo sự đồng thuận cao của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan, của tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và của người dân.
3. Lắng nghe, tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp, khiếu nại của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân; đồng thời, kịp thời phát hiện, từ chối giải quyết và báo cáo xử lý các hành vi lạm dụng, trục lợi chính sách.
4. Không làm hư hỏng, thất lạc, sai lệch, lộ lọt hồ sơ, tài liệu liên quan đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khi được giao nhiệm vụ giải quyết.
5. Không lợi dụng chức trách nhiệm vụ, vị trí công tác để gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, vụ lợi.
6. Không nhận quà tặng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội có chuẩn mực xử sự trong quan hệ với người tham gia bảo hiểm như sau:
- Nhiệt tình, trách nhiệm, liêm chính, chuyên nghiệp trong giải quyết công việc, đáp ứng kịp thời, đầy đủ quyền lợi chính đáng của người tham gia bảo hiểm
- Tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của bảo hiểm xã hội
- Hướng dẫn, giải thích rõ ràng, cụ thể những vướng mắc của chính sách, tạo sự đồng thuận cao của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan, của tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và của người dân.
- Lắng nghe, tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp, khiếu nại của người dân; đồng thời, kịp thời phát hiện, từ chối giải quyết và báo cáo xử lý các hành vi lạm dụng, trục lợi chính sách.
- Không làm hư hỏng, thất lạc, sai lệch, lộ lọt hồ sơ, tài liệu liên quan đến cá nhân khi được giao nhiệm vụ giải quyết
- Không lợi dụng chức trách nhiệm vụ, vị trí công tác để gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, vụ lợi
- Không nhận quà tặng của cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.