Người lao động làm việc tại hai công ty thì mỗi bên đóng một nửa bảo hiểm xã hội cho người này đúng không?

Người lao động kí hợp đồng lao động tại hai công ty, họ ký ở công ty chị sau. Bây giờ bạn muốn đóng bảo hiểm ở bên chị thôi nhưng mà công ty kia lại không đồng ý nói rằng nếu bên chị muốn đóng thì đóng 1 phần bên họ đóng 1 phần chứ không được đóng toàn bộ, cơ quan bảo hiểm thì trả lời chỉ được đóng một bên chứ không được đóng cả hai bên. Vậy bây giờ công ty chị có thể đóng bảo hiểm cho bạn đó thay công ty kia được không và có điều luật nào quy định hay không? Đây là câu hỏi của chị A.T đến từ Vũng Tàu.

Người lao động làm việc tại hai công ty thì mỗi bên đóng một nửa bảo hiểm xã hội cho người này đúng không?

Trong trường hợp nếu công ty chị là công ty ký hợp đồng lao động sau, và người này hiện tại đang làm đồng thời tại hai công ty thì chắc chắn công ty chị sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động này.

Công ty chị chỉ có thể đóng khi người này nghỉ việc tại công ty kia thôi ạ, căn cứ theo quy định tại Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:

Quản lý đối tượng
1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
...

Nguyên tắc sẽ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ở nơi giao kết hợp đồng lao động đầu tiên; nơi nào có mức tiền lương trong hợp đồng cao hơn thì nơi đó đóng bảo hiểm y tế.

Công ty chị chỉ phải mặc định là đóng thêm bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động này mà thôi.

bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)

Người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ thì có dừng đóng bảo hiểm xã hội không?

Người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ thì có dừng đóng bảo hiểm xã hội không, thì căn cứ theo khoản 7 Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:

Quản lý đối tượng
...
7. Người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Sau thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng; trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.
...

Theo đó, người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Nhưng vẫn phải đóng bảo hiểm y tế hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật.

Đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể nộp tiền mặt không?

Đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể nộp tiền mặt không, thì căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 66 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:

Quản lý tiền thu
1. Hình thức đóng tiền
1.1. Chuyển khoản: Chuyển tiền đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước hoặc qua phương thức tiện ích thông minh.
1.2. Tiền mặt:
a) Đơn vị, người tham gia nộp trực tiếp tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
b) Trường hợp đơn vị, người tham gia nộp cho cơ quan BHXH thì trước 16 giờ trong ngày cơ quan BHXH phải nộp toàn bộ số tiền mặt đã thu của đơn vị, người tham gia vào tài khoản chuyên thu tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
...

Theo đó, đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước hoặc qua phương thức tiện ích thông minh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,161 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào