Người lao động làm công việc thời vụ được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ một tháng? Người lao động làm công việc thời vụ được nghỉ ít nhất là bao lâu một tuần?

Người lao động làm công việc thời vụ được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ một tháng? Người lao động làm công việc thời vụ được nghỉ ít nhất là bao lâu một tuần? - Câu hỏi của anh Tuấn Khang đến từ Vĩnh Long

Người lao động làm công việc thời vụ được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ một tháng?

Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và giờ làm thêm đối với người lao động làm công việc thời vụ như sau:

Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ.
2. Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm theo tuần, tháng được quy định như sau:
a) Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ.
b) Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ.
c) Người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng quy định tại điểm a hoặc quy định tại điểm b khoản này, ghi vào kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm quy định tại khoản 2, Điều 8 Thông tư này.
3. Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ.

Như vậy, người lao động làm công việc thời vụ được làm thêm tối đa không quá 40 giờ một tháng và không quá 300 giờ một năm.

Người lao động làm công việc thời vụ được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ một tháng?

Người lao động làm công việc thời vụ được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ một tháng?

Người lao động làm công việc thời vụ được nghỉ ít nhất là bao lâu một tuần?

Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm công việc thời vụ như sau:

Thời giờ nghỉ ngơi
1. Hằng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục). Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm hằng tháng có ít nhất 04 ngày nghỉ cho người lao động.
2. Việc nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca đối với từng người lao động thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP .
3. Người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác; việc rút ngắn giờ làm việc và đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi; quyết định việc nghỉ không hưởng lương đúng theo quy định của Bộ luật Lao động.

Như vậy, hằng tuần, người lao động làm công việc thời vụ được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục). Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm hằng tháng có ít nhất 04 ngày nghỉ cho người lao động.

Người sử dụng lao động làm công việc thời vụ có trách nhiệm gì?

Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, hằng năm chủ động quyết định áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 hoặc áp dụng chế độ thời giờ làm việc quy định tại Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH.

- Trường hợp quyết định thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Thông tư này thì phải thực hiện đầy đủ các nội dung sau:

+ Lập và điều chỉnh kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH.

+ Khi lập, điều chỉnh kế hoạch, phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Tham khảo các ví dụ tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH trong quá trình xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

+ Thông báo kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân để người lao động biết, trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày; thỏa thuận với người lao động khi làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019;

+ Trả lương cho người lao động theo hợp đồng lao động và các quy định của pháp luật lao động về tiền lương;

+ Báo cáo định kỳ hằng năm về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương về việc thực hiện Thông tư này trong báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
5,981 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào