Người lao động là dân tộc thiểu số vay vốn để đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc cần đáp ứng điều kiện gì?
- Ngoài người dân tộc thiểu số thì đối tượng nào được ưu tiên làm việc thời vụ tại Hàn Quốc?
- Người lao động là người dân tộc thiểu số vay vốn để đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc cần đáp ứng điều kiện gì?
- Lãi suất cho người lao động là dân tộc thiểu số vay để đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc là bao nhiêu theo quy định hiện nay?
Ngoài người dân tộc thiểu số thì đối tượng nào được ưu tiên làm việc thời vụ tại Hàn Quốc?
Tại Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP có nêu về dân tộc thiểu số như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
...
Đồng thời tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Công văn 2188/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2022 có quy định:
Tổ chức thực hiện
Để tổ chức tốt hoạt động thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, ngăn ngừa tình trạng vi phạm hợp đồng, ở lại cư trú bất hợp pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương:
3.1. Tuyển chọn lao động
Cơ quan thực hiện Thỏa thuận trực tiếp tuyển chọn đúng đối tượng lao động sinh sống lâu dài tại địa phương, đang làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp... đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng lao động trong Thỏa thuận ký kết.
Đặc biệt ưu tiên tuyển chọn người lao động thuộc đối tượng chính sách là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng tại địa phương. Việc hỗ trợ chi phí cho các đối tượng nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ; Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP. Nguồn kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo.
...
Đối chiếu với quy định này thì ngoài người dân tộc thiểu số thì các đối tượng sau được ưu tiên làm việc thời vụ tại Hàn Quốc:
(1) Hộ nghèo;
(2) Hộ cận nghèo;
(3) Hộ bị thu hồi đất nông nghiệp;
(4) Thân nhân của người có công với cách mạng.
Người lao động là dân tộc thiểu số vay vốn để đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc cần đáp ứng điều kiện gì? (hình từ Internet)
Người lao động là người dân tộc thiểu số vay vốn để đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc cần đáp ứng điều kiện gì?
Tại mục 2 và 4 Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN năm 2019 quy định như sau:
2. Đối tượng cho vay
2.1. Người lao động thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ;
2.2. Người lao động thuộc diện hộ cận nghèo theo chuẩn cận nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ;
2.3. Người lao động là người dân tộc thiểu số;
...
4. Điều kiện cho vay
Đối tượng vay vốn phải có đủ các điều kiện sau:
4.1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
4.2. Cư trú hợp pháp tại địa phương;
4.3. Có nhu cầu vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
4.4. Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của NHCSXH (nếu có);
4.5. Các đối tượng sau cần có thêm điều kiện:
- Đối tượng vay vốn quy định tại Điểm 2.5 Khoản 2 văn bản này có Quyết định thu hồi đất trong vòng 5 năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi đất;
- Đối tượng vay vốn quy định tại Điểm 2.6 Khoản 2 văn bản này có hộ khẩu thường trú từ đủ 12 tháng trở lên tại các huyện nghèo và được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc và đã ký hợp đồng với Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, người lao động là người dân tộc thiểu số vay vốn để đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc cần đáp ứng điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Cư trú hợp pháp tại địa phương;
- Có nhu cầu vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của NHCSXH (nếu có).
Lãi suất cho người lao động là dân tộc thiểu số vay để đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc là bao nhiêu theo quy định hiện nay?
Căn cứ mục 5 và 6 Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN năm 2019 quy định về mức cho vay và lãi xuất như sau:
5. Mức cho vay
Mức cho vay tối đa bằng 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết giữa người lao động và Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
6. Lãi suất cho vay
6.1. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bằng lãi suất cho vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định, từng thời kỳ (hiện nay, lãi suất cho vay hộ nghèo là 6,6%/năm). Riêng đối tượng vay vốn quy định tại Điểm 2.6 Khoản 2 văn bản này là người lao động thuộc hộ nghèo hoặc người dân tộc thiểu số được vay vốn với mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định từng thời kỳ.
6.2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Như vậy, lãi suất cho người lao động là dân tộc thiểu số vay để đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc bằng lãi suất cho vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định, từng thời kỳ (hiện nay, lãi suất cho vay hộ nghèo là 6,6%/năm).
Lưu ý: Các Điều khoản sử dụng trong bài viết này chỉ áp dụng cho trường hợp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.