Người lao động được tham gia ý kiến về việc xử lý kỷ luật lao động trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định về quy định kỷ luật lao động không?

Người lao động được tham gia ý kiến về việc xử lý kỷ luật lao động trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định về quy định kỷ luật lao động không? Nếu có thì ai có trách nhiệm tổ chức cho người lao động tham gia ý kiến về quy trình xử lý kỷ luật lao động?

Người lao động được tham gia ý kiến về quy trình xử lý kỷ luật lao động trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định về quy trình kỷ luật lao động không?

Theo điểm d khoản 1 Điều 71 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:

Những nội dung người lao động tham gia ý kiến
1. Những nội dung người lao động tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định bao gồm:
a) Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các quy định nội bộ khác của doanh nghiệp có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
b) Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động;
c) Việc tổ chức thực hiện giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
d) Dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và các nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động mà doanh nghiệp thấy cần tham khảo ý kiến;
đ) Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp;
e) Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

Như vậy, người lao động có thể tham gia ý kiến về quy trình, thủ tục về xử lý kỷ luật lao động của người lao động trong trường hợp doanh nghiệp thấy cần tham khảo ý kiến của người lao động.

Người lao động được tham gia ý kiến về việc xử lý kỷ luật lao động trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định về quy định kỷ luật lao động không?

Người lao động được tham gia ý kiến về việc xử lý kỷ luật lao động trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định về quy định kỷ luật lao động không? (hình từ internet)

Doanh nghiệp nhà nước có thể tổ chức cho người lao động tham gia ý kiến về quy trình xử lý kỷ luật lao động thông qua hình thức gì?

Theo Điều 72 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau: Hình thức người lao động tham gia ý kiến

Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:
1. Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người trực tiếp phụ trách của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;
2. Thông qua tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
3. Thông qua hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp;
4. Tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;
5. Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

Như vậy, doanh nghiệp nhà nước tổ chức cho người lao động tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:

- Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người trực tiếp phụ trách của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;

- Thông qua tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;

- Thông qua hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp;

- Tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;

- Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

Ai có trách nhiệm tổ chức cho người lao động tham gia ý kiến về quy trình xử lý kỷ luật lao động?

Theo khoản 1 Điều 74 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:

Trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến
1. Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động về các nội dung quy định tại Điều 71 của Luật này; chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, thông tin phản hồi của người lao động; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia và thực hiện việc công khai nội dung giải trình, tiếp thu đến người lao động.
2. Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) tham gia phối hợp thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến; giám sát việc lấy ý kiến của người lao động, kết quả giải trình, tiếp thu và tổ chức thực hiện các nội dung người lao động đã tham gia ý kiến; tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp quyết định ban hành quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
3. Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tích cực đóng góp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích của người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp; theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đối với các nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến người lao động và quá trình tổ chức thực hiện quyết định về các nội dung này.

Như vậy, Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động về quy trình xử lý kỷ luật người lao động.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
669 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào