Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ thì có được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Em ơi cho anh hỏi: Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ thì có được hưởng bảo hiểm xã hội không? Làm những việc nào thì sẽ dễ mắc bệnh này? Đây là câu hỏi của anh Minh Trung đến từ Kiên Giang.

Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ thì có được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo khoản 21 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
...
16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.
18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này.
19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này.
21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư này.
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này.
24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này.
25. Bệnh sạm da nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Theo đó, người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ thì được hưởng bảo hiểm xã hội.

Hướng dẫn chẩn đoán giám định đối với bệnh này được quy định tại Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT.

bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)

Người lao động dễ mắc bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ nếu làm những công việc nào?

Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

1. Định nghĩa
Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ là tình trạng bệnh lý tổn thương cơ xương khớp, thần kinh, mạch máu chi trên do tác động kéo dài của rung chuyển truyền qua tay trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Rung cục bộ truyền qua tay trong quá trình lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Thao tác với các loại dụng cụ hơi nén cầm tay như búa, dũi, búa tán ri vê, chầy đục phá khuôn, đúc khuôn, máy khoan đá.
- Sử dụng các máy chạy bằng động cơ loại cầm tay, như máy cưa, máy cắt có, máy khoan; máy tời khoan dầu khí, máy mài nhẵn các vật kim loại, tỳ vật mài lên đá mài quay tròn.
- Nghề, công việc khác phải tiếp xúc với rung cục bộ.

Như vậy, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ là tình trạng bệnh lý tổn thương cơ xương khớp, thần kinh, mạch máu chi trên do tác động kéo dài của rung chuyển truyền qua tay trong quá trình lao động.

Và người lao động dễ mắc bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ nếu làm những công việc sau:

- Thao tác với các loại dụng cụ hơi nén cầm tay như búa, dũi, búa tán ri vê, chầy đục phá khuôn, đúc khuôn, máy khoan đá.

- Sử dụng các máy chạy bằng động cơ loại cầm tay, như máy cưa, máy cắt có, máy khoan; máy tời khoan dầu khí, máy mài nhẵn các vật kim loại, tỳ vật mài lên đá mài quay tròn.

- Nghề, công việc khác phải tiếp xúc với rung cục bộ.

Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ chẩn đoán cận lâm sàng sẽ có những triệu chứng nào?

Căn cứ theo tiểu mục 7.2 Mục 7 Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

Chẩn đoán
...
7.2. Cận lâm sàng
7.2.1. Hình ảnh trên phim X quang
Có một hoặc nhiều hình ảnh sau:
- Khuyết xương: Các hốc xương nhỏ hình thành ở các xương cổ tay, hốc xương có hình dạng một vết sáng, tròn, to bằng đầu đinh ghim trở lên. Có khi chỉ có một hốc xương, nhưng thường là nhiều ở trên cùng một xương với hình ảnh da báo, hay trên nhiều xương;
- Lồi xương, gai xương, dị vật trong khớp: Dị vật có thể gặp trong khớp, do các vỏ xương, sụn xương hay gai xương hình thành, làm biến dạng mặt khớp. Các lồi xương và gai xương xung quanh khớp gặp nhiều hơn, chủ yếu thấy ở khớp khuỷu, ít gặp ở cổ tay, xuất hiện như những tổ chức xương mới bám vào mỏm trên ròng rọc hay mỏm trên lồi cầu, có khi hình thành các u xương thật sự, do sự hóa xương các gân cơ xung quanh khớp gần nơi bám;
- Sự biến đổi xương về hình dáng và cấu trúc: sự biến đổi này hay gặp ở khuỷu tay, đầu dưới xương cánh tay sưng lên dầy ra toàn bộ hay từng phần, bờ xương gồ ghề, cấu trúc biến đổi. Còn gặp hiện tượng thưa xương, mất vôi hoặc các phản ứng màng xương.
7.2.2. Nghiệm pháp lạnh: dương tính
7.2.3. Soi mao mạch: có tình trạng co hay giãn mao mạch. Tuần hoàn chậm lại, nhiều mao mạch biến dạng, số lượng mao mạch giảm, mất hình ảnh búi kim gài tóc.
7.2.4. Nhiệt độ da: vị trí da có rối loạn vận mạch chênh lệch trên 2°C so với vùng không tổn thương.

Như vậy, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ chẩn đoán cận lâm sàng sẽ có những triệu chứng như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,438 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào