Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vi phạm kỷ luật lao động nhưng không bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vi phạm kỷ luật lao động nhưng không bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào? Người lao động đang trong thời gian nuôi con nhỏ thì có xử lý kỷ luật lao động không? Câu hỏi của chị N.H.K.D từ Long Xuyên.

Việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:

Nguyên tắc, trình tự xử lý vi phạm kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
...

Như vậy, theo quy định, việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

(1) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

(2) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

(3) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa;

(4) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vi phạm kỷ luật lao động nhưng không bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?

Việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tuân thủ những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Người lao động đang trong thời gian nuôi con nhỏ thì có xử lý kỷ luật lao động không?

Việc xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian nuôi con nhỏ được quy định tại khoản 4 Điều 26 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:

Nguyên tắc, trình tự xử lý vi phạm kỷ luật lao động
...
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 25 Nội quy lao động này.
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì không xử lý kỷ luật lao động.

Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vi phạm kỷ luật lao động nhưng không bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?

Trường hợp không xử lý kỷ luật lao động được quy định tại khoản 5 Điều 26 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:

Nguyên tắc, trình tự xử lý vi phạm kỷ luật lao động
...
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 25 Nội quy lao động này.
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Như vậy, theo quy định, không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,027 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào