Người lao động có Giấy phép lao động và thẻ tạm trú vẫn còn thời hạn khi phát sinh, phát giác vấn đề thì trách nhiệm có thuộc về người bảo lãnh không?
- Quy định liên quan đến Giấy phép lao động hết hiệu lực khi chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào?
- Quyền của người bảo lãnh khi mời bảo lãnh người lao động nước ngoài đến Việt Nam là gì?
- Người lao động có Giấy phép lao động và thẻ tạm trú vẫn còn thời hạn khi phát sinh, phát giác vấn đề thì trách nhiệm có thuộc về người bảo lãnh không?
Quy định liên quan đến Giấy phép lao động hết hiệu lực khi chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào?
Hiểu việc "hết nhiệm kỳ " được đề cập là hết thời hạn hợp đồng lao động. Theo đó, Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
"Điều 156. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
8. Giấy phép lao động bị thu hồi."
Căn cứ quy định nêu trên thì khi hợp đồng lao động chấm dứt thì Giấy phép lao động đương nhiên hết hiệu lực, không cần phải hủy hay nộp lại cho cơ quan cấp giấy phép.
Hiện nay các quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 không nêu rõ việc thu hồi lại thẻ tạm trú khi người sử dụng lao động không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam.
Quyền của người bảo lãnh khi mời bảo lãnh người lao động nước ngoài đến Việt Nam là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các quyền sau đây:
+ Cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp tại Việt Nam được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực hoạt động
+ Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được mời, bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam thăm
+ Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được bảo lãnh cha, mẹ, vợ, chồng, con là người nước ngoài xin thường trú hoặc xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.
Người lao động có Giấy phép lao động và thẻ tạm trú vẫn còn thời hạn khi phát sinh, phát giác vấn đề thì trách nhiệm có thuộc về người bảo lãnh không? (Hình từ Internet)
Người lao động có Giấy phép lao động và thẻ tạm trú vẫn còn thời hạn khi phát sinh, phát giác vấn đề thì trách nhiệm có thuộc về người bảo lãnh không?
Tuy nhiên, điểm e khoản 2 Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh:
"Điều 45. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh
...
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các trách nhiệm sau đây:
a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú theo quy định của Luật này;
b) Hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài chấp hành quy định của pháp luật và tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;
c) Thực hiện trách nhiệm bảo lãnh theo quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài đã mời, bảo lãnh;
d) Phối hợp với cơ quan chức năng về quản lý hoạt động của người nước ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam; phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài;
đ) Làm thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước về ngành, nghề, lĩnh vực quy định phải xin phép trước khi mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực đó;
e) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh."
Như vậy, trường hợp này công ty chị phải có trách nhiệm thực hiện thông báo với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh theo quy định nêu trên.
Về thời hạn thông báo thì hiện nay Ban hỗ trợ không tìm thấy quy định, do đó, để tránh các vấn đề phát sinh liên quan đến trách nhiệm của người bảo lãnh, công ty chị nên thông báo càng sớm càng tốt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.