Người lao động có được từ chối làm thêm giờ khi được yêu cầu trong trường hợp công ty phát sinh tình huống khẩn cấp?

Tôi muốn hỏi người lao động có được từ chối làm thêm giờ khi được yêu cầu trong trường hợp công ty phát sinh tình huống khẩn cấp? Công ty không phát sinh tình huống khẩn cấp được quy định nhưng ép buộc người lao động làm thêm giờ trái với ý muốn thì bị xử lý như thế nào? Chị H.D ( Cà Mau).

Người lao động có được từ chối làm thêm giờ khi được yêu cầu trong trường hợp công ty phát sinh tình huống khẩn cấp?

Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019, theo đó:

Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, để xác định việc người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ trong trường hợp này hay không cần xác định trường hợp khẩn cấp của công ty có thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này không, nếu thỏa mãn những trường hợp đặc biệt nêu trên thì người lao động không có quyền từ chối làm thêm giờ.

Từ chối làm thêm giờ

Người lao động có được từ chối làm thêm giờ khi được yêu cầu trong trường hợp công ty phát sinh tình huống khẩn cấp? (Hình từ Internet)

Trường hợp công ty phát sinh tình huống khẩn cấp nhưng không thuộc trường hợp đặc biệt thì người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi nào?

Điều kiện để sử dụng người lao động làm thêm giờ được quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, theo đó:

Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Như vậy, khi người sử dụng lao động muốn yêu cầu người lao động làm thêm giờ phải đáp ứng những điều kiện nêu trên bao gồm phải được sự đồng ý của người lao động và phải đảm bảo quy định về số giờ làm thêm.

Công ty không phát sinh tình huống khẩn cấp được quy định nhưng ép buộc người lao động làm thêm giờ trái với ý muốn thì bị phạt như thế nào?

Chế định xử lý khi ép buộc người lao động làm thêm giờ trái với ý muốn được quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, theo đó:

Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
...

Như vậy, hành vi ép buộc người lao động làm thêm giờ trái với ý muốn nhưng không thuộc trường hợp làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do công ty thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân cụ thể, công ty sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đồng (khoản 1 Điều 6 Nghị định này).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

874 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào