Người lao động có được quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
- Người lao động có được quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
- Khi được người lao động yêu cầu thì người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn bao lâu?
- Người sử dụng lao động phải báo cáo với Sở Lao động Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp hàng năm vào thời gian nào?
Người lao động có được quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Quyền của người lao động được quy định tại Điều 29 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
Quyền của người lao động
1. Nhận sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận đầy đủ về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm.
3. Được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17, nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định này.
4. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; yêu cầu trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.
5. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, người lao động cũng có quyền yêu cầu trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động có được quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp không? (Hình từ Internet)
Khi được người lao động yêu cầu thì người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Chủ trì, phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở để thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
2. Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng, đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật.
3. Bảo quản hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị. Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp.
4. Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động yêu cầu.
5. Cung cấp bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc xác nhận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc cho người lao động chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định, khi được người lao động yêu cầu thì người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động yêu cầu.
Người sử dụng lao động phải báo cáo với Sở Lao động Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp hàng năm vào thời gian nào?
Báo cáo về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp hàng năm được quy định tại Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
...
6. Thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động làm việc tại đơn vị theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện.
7. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước.
8. Tổ chức triển khai việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
9. Sử dụng người lao động đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo phương án đã được phê duyệt và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo.
10. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, người sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.