Người lao động có được nghỉ làm việc vào ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công hay không?

Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công có được xem là một ngày lễ lớn của dân tộc hay không? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công hay không? Có được trả thêm tiền lương khi làm việc vào ban ngày trong những dịp lễ?

Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công có được xem là một ngày lễ lớn của dân tộc không?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công được xem là một ngày lễ lớn của dân tộc.

Công tác tổ chức lễ kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công được thực hiện như thế nào?

Ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công (Hình từ Internet)

Ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công người lao động được nghỉ làm không?

Theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...

Theo đó, ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công không thuộc những trường hợp người lao động được nghỉ nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

Người lao động có được trả thêm tiền lương khi làm việc vào ban ngày trong những dịp lễ?

Theo đó, trong trường hợp người lao động làm việc vào những ngày lễ theo quy định được nghỉ và hưởng nguyên lương thì người lao động sẽ được nhận tiền làm thêm giờ theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ.

Căn cứ theo Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm thêm giờ như sau:

- Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:

làm thêm giờ

Trong đó:

+ Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng:

++ Tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ, không bao gồm:

+++ Tiền lương làm thêm giờ,

+++ Tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm,

+++ Tiền lương của ngày nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019;

++ Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến;

++ Tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

Hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);

+ Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;

+ Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

+ Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ đối với người lao động hưởng lương ngày.

- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

làm thêm giờ

Trong đó:

Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường;

Mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

Mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ.

- Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ.

Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,607 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào