Người lao động chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội tại nơi làm cũ thì có được tự chốt sổ để chuyển sang nơi làm mới không?
Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo hiểm xã hội như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội."
Và theo Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về sổ bảo hiểm xã hội như sau:
"Điều 96. Sổ bảo hiểm xã hội
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử."
Như vậy, sổ bảo hiểm xã hội dùng để theo dõi, đảm bảo các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động và là cơ sở giải quyết các phát sinh sau này về chế độ bảo hiểm xã hội.
Tải về mẫu sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2023: Tại Đây
Không chốt sổ bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc cũ thì có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội như sau:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Và theo khoản 2 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về điều chỉnh nội dung trên sổ bảo hiểm xã hội như sau:
"Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
...
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
2.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ."
Như vậy, không chốt sổ bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc cũ mà vẫn muốn đóng bảo hiểm xã hội thì bắt buộc phải có hợp đồng lao động ít nhất là 01 tháng trở đi và người lao động cần ghi tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, trong trường hợp nơi làm việc cũ chưa báo giảm lao động, tức là người lao động vẫn được coi là đang làm việc thì người lao động sẽ không thể tham gia bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc mới được.
Tải về mẫu sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2023: Tại Đây
Người lao động chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội tại nơi làm cũ thì có được tự chốt sổ để chuyển sang nơi làm mới không?
Người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội để chuyển sang nơi làm mới không?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
"Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
...
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động."
Theo khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
"Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
...
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật."
Theo đó, người lao động không được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội để chuyển sang nơi làm mới. Bởi việc này sẽ do người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện. Khi có nhu cầu chốt sổ thì sẽ gửi yêu cầu đến người trực tiếp quản lý hồ sơ bảo hiểm để thực hiện việc chốt sổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.