Người làm hư hỏng tài liệu bí mật nhà nước có vi phạm pháp luật không? Sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Người làm hư hỏng tài liệu bí mật nhà nước có vi phạm pháp luật không?
Người làm hư hỏng tài liệu bí mật nhà nước có vi phạm pháp luật không, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
1. Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
2. Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
3. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
...
Theo đó người có hành vi làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bị mật nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật.
Người làm hư hỏng tài liệu bí mật nhà nước có vi phạm pháp luật không? (Ảnh từ Internet)
Người làm hư hỏng tài liệu bí mật nhà nước sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Người làm hư hỏng tài liệu bí mật nhà nước sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền, căn cứ theo điểm c khoản 3 và điểm d khoản 6 Điều 19 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;
b) Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình hoặc hình thức khác trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước mà không được phép của người có thẩm quyền;
c) Làm sai lệch, hư hỏng tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
d) Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 1; điểm a khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và các điểm b và c khoản 4 Điều này;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Theo đó người làm hư hỏng tài liệu bí mật nhà nước sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt người làm hư hỏng tài liệu bí mật nhà nước không?
Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt người làm hư hỏng tài liệu bí mật nhà nước không, căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 78 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
...
3. Người có thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 69 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý.
...
Căn cứ theo khoản 5 Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
...
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Theo đó Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Người làm hư hỏng tài liệu bí mật nhà nước sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Theo đó Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với người làm hư hỏng tài liệu bí mật nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.