Người khuyết tật tự tạo việc làm có được hỗ trợ vay vốn với lãi xuất ưu đãi để sản xuất kinh doanh không?

Tôi là người khuyết tật với mong muốn tự tạo việc làm. Vậy cho tôi hỏi tôi có được hỗ trợ vay vốn với lãi xuất ưu đãi để sản xuất kinh doanh không? Mong được giải đáp sớm. Tôi xin cảm ơn. Câu hỏi của anh Q (Thái Nguyên).

Người khuyết tật tự tạo việc làm có được hỗ trợ vay vốn với lãi xuất ưu đãi để sản xuất kinh doanh không?

Việc làm đối với người khuyết tật được quy định tại Điều 33 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:

Việc làm đối với người khuyết tật
1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
4. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.
5. Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
6. Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính phủ.

Theo quy định của pháp luật thì việc làm đối với người khuyết tật thì:

- Người khuyết tật sẽ được nhà nước tạo điều kiện để phục hồi chức năng lao động, được tư vấn miễn phí về vấn đề việc làm, có việc làm và làm việc phù hợp với tình trạng sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.

- Những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải tuân thủ những quy định sau như sau:

+ Không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc;

+ Không được đề ra những tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm mục đích để hạn chế cơ hội việc làm của người khuyết tật;

+ Bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp với người khuyết tật;

+ Thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luật về lao động đối với người lao động khuyết tật;

- Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn về học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật;

- Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật sẽ được hưởng những ưu đãi về lãi xuất khi vay vốn với mục đích sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, còn được dướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người khuyết tật tự tạo việc làm sẽ được hưởng những ưu đãi về lãi xuất khi vay vốn với mục đích sản xuất kinh doanh.

Người khuyết tật tự tạo việc làm có được hỗ trợ vay vốn với lãi xuất ưu đãi để sản xuất kinh doanh không?

Người khuyết tật tự tạo việc làm có được hỗ trợ vay vốn với lãi xuất ưu đãi để sản xuất kinh doanh không? (Hình từ internet)

Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng bao nhiêu % tổng số người lao động là người khuyết tật sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp?

Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng người lao động là người khuyết tật được quy định tại Điều 34 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật
Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp.

Theo quy định của pháp luật thì cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số người lao động trở lên sẽ được hỗ trợ:

- Hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật;

- Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Được vay vốn với lãi xuất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh;

- Được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước;

- Được miễn, giảm tiền thuê đất , mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Người khuyết tật được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật?

Khái niệm người khuyết tật được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Như vậy, theo quy định của pháp luật người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trêm cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho người lao động trong quá trình sinh hoạt, học tập hằng ngày cảm thấy khó khăn hơn so với người bình thường.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

770 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào