Người khuyết tật sẽ được miễn giảm một số nội dung môn học trong chương trình giáo dục khi nào?

Người khuyết tật sẽ được miễn giảm một số nội dung môn học trong chương trình giáo dục khi nào? Việc đánh giá kết quả giáo dục của người khuyết tật phải dựa trên nguyên tắc gì? Câu hỏi của anh Hoàng (Hà Nội).

Người khuyết tật sẽ được miễn giảm một số nội dung môn học trong chương trình giáo dục khi nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:

Miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục
1. Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập học theo chương trình giáo dục chung. Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học hoặc một số môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân.
2. Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt ở cơ sở giáo dục chuyên biệt hoặc lớp chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục học theo chương trình giáo dục chuyên biệt đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với từng dạng khuyết tật. Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chuyên biệt, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân.

Chiếu theo quy định này thì người khuyết tật có thể được miễn giảm một số nội dung môn học trong chương trình giáo dục nếu không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung.

Trong trường hợp này người đứng đầu cơ sở giáo dục sẽ quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học hoặc một số môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân.

Người khuyết tật sẽ được miễn giảm một số nội dung môn học trong chương trình giáo dục khi nào?

Người khuyết tật sẽ được miễn giảm một số nội dung môn học trong chương trình giáo dục khi nào? (hình từ Internet)

Việc đánh giá kết quả giáo dục của người khuyết tật phải dựa trên nguyên tắc gì?

Tại Điều 4 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:

Đánh giá kết quả giáo dục
1. Việc đánh giá kết quả giáo dục của người khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.
2. Đối với người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả giáo dục môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; không đánh giá những nội dung môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn.
3. Đối với người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả giáo dục của môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân.

Như vậy, việc đánh giá kết quả giáo dục của người khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.

Xét lên lớp và cấp bằng tốt nghiệp cho người khuyết tật được quy định như thế nào?

Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:

Xét lên lớp và cấp bằng tốt nghiệp
1. Đối với giáo dục phổ thông
Người đứng đầu cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục theo phân cấp căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của người khuyết tật để xét lên lớp hoặc xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đối với người khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp hoặc xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
2. Đối với giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp
Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp, căn cứ vào kết quả học tập, hoạt động giáo dục của người khuyết tật đáp ứng được các yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo để xét và cấp bằng tốt nghiệp.

Chiếu theo quy định này thì việc xét lên lớp và cấp bằng tốt nghiệp cho người khuyết tật sẽ được thực hiện dựa trên cấp học, đối với mỗi cấp học khác nhau sẽ có những tiêu chí khác nhau để đánh giá kết quả học tập của đối tượng này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
4,029 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào