Người khuyết tật nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không? Nếu có thì được hỗ trợ những khoản nào?

Tôi bị tàn tật từ khi chỉ mới 18 tháng tuổi và chỉ nằm liệt giường. Được hưởng chế độ trợ cấp. Mọi sinh hoạt vệ sinh của tôi đều từ tay bố mẹ tôi chăm lo cho cả. Vợ tôi cũng đồng cảnh bị khuyết tật, bị liệt nửa người bên trái, hưởng chế độ trợ cấp. Hiện tại vợ chồng tôi đã tách hộ khẩu riêng và vợ chồng tôi vừa sinh 1 bé trai ngày 25/02/2022. Vợ chồng tôi không biết làm gì để có kinh phí lo cho tương lai chăm nuôi dạy con. Mong tư vấn giúp tôi vấn đề này với ạ, tôi xin cảm ơn.

Người khuyết tật nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không?

Đối với người khuyết tật mà nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì theo pháp luật về người khuyết tật tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy đinh đối tượng được bảo trợ xã hội bao gồm:

6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

Như vậy, trường hợp người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng dang nuôi con dưới 36 tháng thì sẽ thuộc đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định trên.


Người khuyết tật nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Người khuyết tật nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng được tính như thế nào đối với người khuyết tật đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi?

Theo Khoản 2 Điều 20 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng như sau:

2. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định như sau:
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên;
Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất;
Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
b) Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
c) Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0).
d) Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau:
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng.

Bên cạnh đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội hiện nay là 360.000 đồng theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

Như vậy, ngoài khoản hỗ trợ mà anh chị đang được nhận thì tùy vào mức độ khuyết tật, anh chị sẽ có thêm khoản hỗ trợ để nuôi con theo Điều 20 nêu trên.

Hồ sơ, thủ tục đối với người khuyết tật đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi?

Hồ sơ, thủ tục được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP:

- Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định này.

- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:

+ Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;

+ Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;

+ Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, anh chị nên làm đơn đề nghị lên UBND xã, họ sẽ cung cấp mẫu đơn số 1a và hướng dẫn giấy tờ cụ thể hơn cho mình làm. Ngoài ra, anh có thể hỏi công chức xã thêm là ở địa phương mình có thêm chính sách hỗ trợ nào không, vì có thể ở một số địa phương người ta có chính sách riêng cho người khuyết tật tại địa phương đó.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

9,150 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào