Người khuyết tật nặng có được miễn giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng các dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao không?
- Người khuyết tật nặng có được miễn giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng các dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao giải trí và du lịch không?
- Các tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch được tổ chức cho người khuyết tật nhằm mục đích gì?
- Khi cơ sở vật chất chưa đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật thì thì nhiệm của cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch như thế nào?
Người khuyết tật nặng có được miễn giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng các dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao giải trí và du lịch không?
Người khuyết tật nặng có được miễn giá vé và giá dịch vụ khi sủ dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch được quy định tại Điều 36 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch đối với người khuyết tật
1. Nhà nước hỗ trợ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật được hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.
2. Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn, người khuyết tật nặng được giảm giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch theo quy định của Chính phủ.
3. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho người khuyết tật phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao; tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao.
4. Nhà nước hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với người khuyết tật.
Theo quy định này, người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được miễn phí, người khuyết tật nặng được giảm giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ về văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch theo quy định.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chỉ có người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn, còn người khuyết tật nặng chỉ được giảm giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.
Người khuyết tật nặng có được miễn giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao không? (Hình từ internet)
Các tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch được tổ chức cho người khuyết tật nhằm mục đích gì?
Tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao giải trí và du lịch cho người khuyết tật được quy định tại Điều 37 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật
1. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật được lồng ghép vào đời sống văn hóa cộng đồng, được tổ chức đa dạng về loại hình, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật.
2. Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc, giải thi đấu thể thao, hội thi văn nghệ của người khuyết tật được tổ chức phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của người khuyết tật và điều kiện kinh tế - xã hội.
Theo quy định của pháp luật về tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật được lồng ghép vào đời sống văn hóa cộng đồng và đa dạng về các loại hình. Với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật.
Như vậy, các tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch được tổ chức nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật.
Khi cơ sở vật chất chưa đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật thì thì nhiệm của cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch như thế nào?
Trách nhiệm của cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch khi cơ sở vật chất chưa đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật được quy định tại Điều 38 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Trách nhiệm của cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch
1. Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện trợ giúp và tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật tham gia sinh hoạt văn hóa, tập luyện thể dục, thể thao, giải trí và du lịch; bố trí nhân lực, phương tiện, công cụ hỗ trợ người khuyết tật khi tổ chức những hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.
2. Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
3. Dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật phải bảo đảm an toàn, thuận tiện và phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật.
Theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm của cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch là thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật tham gia sinh hoạt, tập luyện.
Khi cơ sở vật chất chưa đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật thì phải có trách nhiệm thực hiện cải tạo, nâng cấp. Dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của người khuyết tật phải đảm bảo an toàn, thuận tiện và phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật.
Như vậy, khi cơ sở vật chất chưa đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật thì thì nhiệm của cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phải thực hiện cải tạo, nâng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.