Người học tại các cơ sở đào tạo sơ cấp được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập trong những trường hợp nào?
Người học tại các cơ sở đào tạo sơ cấp được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về việc nghỉ học tạm thời đối với chương trình đào tạo trình độ sơ cấp như sau:
Nghỉ học tạm thời
1. Người học được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
a) Được điều động đi làm nghĩa vụ quân sự, công an nghĩa vụ, thanh niên xung phong;
b) Bị ốm đau hoặc tai nạn phải điều trị dài ngày, nhưng phải có giấy xác nhận của bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền;
c) Trường hợp vì nhu cầu cá nhân, người học phải có đủ các điều kiện:
- Đã học ít nhất một mô - đun, tín chỉ hoặc một kỳ học, đợt học đối với chương trình đào tạo tại cơ sở đào tạo sơ cấp;
- Không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 21 của Thông tư này.
2. Người học, khi muốn trở lại học tiếp tại cơ sở đào tạo sơ cấp, phải báo cho cơ sở đào tạo sơ cấp ít nhất 5 (năm) ngày làm việc trước khi bắt đầu kỳ học, đợt học mới.
3. Thủ tục nghỉ học tạm thời, được bảo lưu kết quả đã học và việc trở lại học tiếp do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể và phải thông báo công khai tại cơ sở đào tạo sơ cấp.
Theo đó, người học tại cơ sở đào tạo sơ cấp được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Được điều động đi làm nghĩa vụ quân sự, công an nghĩa vụ, thanh niên xung phong;
(2) Bị ốm đau hoặc tai nạn phải điều trị dài ngày, nhưng phải có giấy xác nhận của bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền;
(3) Trường hợp vì nhu cầu cá nhân, người học phải có đủ các điều kiện:
- Đã học ít nhất một mô - đun, tín chỉ hoặc một kỳ học, đợt học đối với chương trình đào tạo tại cơ sở đào tạo sơ cấp;
- Không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học tại Điều 21 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH.
Tải về mẫu đơn xin nghỉ học tạm thời mới nhất 2023: Tại Đây
Đào tạo trình độ sơ cấp (Hình từ Internet)
Khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp như sau:
Khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp
1. Khối lượng học tập tối thiểu đối với bậc 1, 2 và 3 trình độ sơ cấp
a) Bậc 1 - Sơ cấp I tối thiểu là 5 (năm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 3 (ba) mô - đun và thời gian thực học tối thiểu là 300 (ba trăm) giờ chuẩn đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
b) Bậc 2 - Sơ cấp II tối thiểu là 15 (mười lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 9 (chín) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
c) Bậc 3 - Sơ cấp III tối thiểu là 25 (hai mươi lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 15 (mười lăm) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
2. Khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%.
Như vậy, theo quy định nêu trên, tùy theo từng bậc đào tạo trình độ sơ cấp thì khối lượng học tập tối thiểu có thể từ 5 đến 25 tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 3 mô - đun đến 15 mô - đun.
Lưu ý: Khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%.
Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo có các nội dung sau:
- Tên nghề đào tạo; mã nghề;
- Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào;
- Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo;
- Danh mục số lượng, thời lượng các mô - đun, tín chỉ;
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm;
- Thời gian khóa học, bao gồm: tổng thời gian toàn khóa, thời gian thực học, thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập, thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc mô - đun, tín chỉ; trong đó thời gian thực hành, thực tập tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học.
- Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp;
- Phương pháp và thang điểm đánh giá;
- Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.