Người học ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp thì phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Người học ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp thì phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ trung cấp phải có được những kiến thức nào?
- Người học ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Người học ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp thì phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 14 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xây dựng (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện tổ chức thi công xây dựng mới các công trình trên tuyến đường sắt, cũng như thực hiện các công việc bảo trì công trình trên tuyến đường sắt đang khai thác, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt làm việc ở doanh nghiệp bảo trì đường sắt, doanh nghiệp xây lắp công trình đường sắt với các công việc của nghề vừa liên quan đến yếu tố kỹ thuật công trình đường sắt vừa liên quan đến công tác đảm bảo an toàn chạy tàu. Vì vậy, người hành nghề phải có khả năng làm việc nhóm để phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, vị trí công tác trong hệ thống đường sắt và cần có ý thức tổ chức kỷ luật cao khi thực hiện nhiệm vụ, vì chỉ cần sơ suất nhỏ cũng gây hậu quả rất lớn.
Người hành nghề Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt phải có sức khỏe theo quy định, để có thể làm việc trong mọi thời điểm với thời tiết khác nhau. Mặt khác cần phối hợp sử dụng các giác quan, đặc biệt là thính giác, thị giác để quan sát tín hiệu đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn cho người và máy móc, thiết bị, dụng cụ thi công.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
Như vậy, người học ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ trung cấp phải hoàn thành khối lượng kiến thức tối thiểu là 1.400 giờ tương đương 50 tín chỉ.
Tức là theo quy định thì cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 50 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.
Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo học ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ trung cấp để có thêm thông tin.
Ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ trung cấp phải có được những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục B Phần 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Nêu được quy định về bản vẽ kỹ thuật, nguyên tắc đọc bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ chuyên ngành;
- Mô tả được cấu tạo các bộ phận cấu thành đường sắt, cầu, cống, hầm;
- Trình bày được nguyên nhân gây ra sự hư hỏng của đường sắt, cầu, cống, hầm và đề ra được biện pháp đề phòng và sửa chữa khi bị hư hỏng;
- Trình bày được kiến thức cơ bản về Pháp luật về đường sắt;
- Nêu được phạm vi áp dụng, quy trình vận hành máy thi công sửa chữa đường sắt loại cầm tay;
- Phân tích được trình tự bảo trì nền đường sắt, kết cấu tầng trên đường sắt, đường ngang;
- Trình bày được trình tự thi công xây dựng mới nền đường sắt, kết cấu tầng trên đường sắt, đường ngang;
- Nêu được trình tự thi công xây dựng móng, mố trụ, lắp đặt gối cầu;
- Trình bày được phương án lao, lắp kết cấu nhịp cầu dầm, dàn thép và kết cấu nhịp cầu bê tông cốt thép lắp ghép;
- Nêu được nguyên nhân gây ra sự hư hỏng của đường sắt, cầu, cống, hầm và đề ra được biện pháp đề phòng và sửa chữa khi bị hư hỏng;
- Trình bày được các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng và bảo dưỡng đường sắt, tiêu chuẩn bảo dưỡng cầu, cống, hầm để áp dụng vào công tác bảo trì đường sắt, bảo trì cầu, cống, hầm;
- Trình bày được các văn bản quy phạm pháp luật về biện pháp bảo đảm an toàn chạy tàu trong công việc lắp đặt và bảo dưỡng đường sắt, bảo dưỡng cầu, cống, hầm;
- Trình bày được các quy tắc an toàn, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường khi thực hiện xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ trung cấp phải có được những kiến thức như trên.
Người học ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục B Phần 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Xây dựng công trình giao thông đường sắt, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.