Người học ngành sửa chữa máy tàu thủy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành sửa chữa máy tàu thủy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành sửa chữa máy tàu thủy trình độ cao đẳng thì người học phải có tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành sửa chữa máy tàu thủy trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành sửa chữa máy tàu thủy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 8 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Sửa chữa máy tàu thủy;
- Lắp ráp máy tàu thủy;
- Sửa chữa, lắp ráp hệ thống truyền lực;
- Sửa chữa, lắp ráp hệ thống điện máy tàu thủy;
- Sửa chữa, lắp ráp các thiết bị phụ trên tàu thủy;
- Phụ trách kỹ thuật trên tàu.( anh sửa từ Kỹ thuật viên).
Như vậy, người học ngành sửa chữa máy tàu thủy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau:
- Sửa chữa máy tàu thủy;
- Lắp ráp máy tàu thủy;
- Sửa chữa, lắp ráp hệ thống truyền lực;
- Sửa chữa, lắp ráp hệ thống điện máy tàu thủy;
- Sửa chữa, lắp ráp các thiết bị phụ trên tàu thủy;
- Phụ trách kỹ thuật trên tàu.
Ngành sửa chữa máy tàu thủy (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành sửa chữa máy tàu thủy trình độ cao đẳng thì người học phải có tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Đọc được bản vẽ, xác định được hư hỏng, tính toán được khối lượng và lựa chọn phương án sửa chữa, lắp ráp phù hợp;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng thông thường và lắp ráp máy;
- Bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa những hư hỏng của các loại động cơ diesel và các loại máy liên quan lắp ráp trên tàu thủy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Vận hành thành thạo động cơ diesel và các loại máy liên quan lắp ráp trên tàu thủy theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng được các loại dụng cụ, thiết bị đo, kiểm tra trong quá trình sửa chữa, lắp ráp máy tàu thủy;
- Kiểm tra, đánh giá được chất lượng sản phẩm theo sự phân công;
- Nghiệm thu và bàn giao sản phẩm theo đúng quy trình, đúng quy định;
- Phán đoán, xử lý được các sự cố phát sinh trong quá trình sửa chữa, lắp ráp;
- Tổ chức, điều hành tổ, nhóm sửa chữa và đào tạo hướng dẫn thợ bậc thấp hơn;
- Kiểm soát được sự ảnh hưởng của thiết bị đến môi trường chung;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh lao động, xử lý được các tình huống sơ cứu người bị nạn tại các vị trí làm việc;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành sửa chữa máy tàu thủy trình độ cao đẳng thì người học phải có tối thiểu những kỹ năng như sau:
- Đọc được bản vẽ, xác định được hư hỏng, tính toán được khối lượng và lựa chọn phương án sửa chữa, lắp ráp phù hợp;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng thông thường và lắp ráp máy;
- Bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa những hư hỏng của các loại động cơ diesel và các loại máy liên quan lắp ráp trên tàu thủy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Vận hành thành thạo động cơ diesel và các loại máy liên quan lắp ráp trên tàu thủy theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng được các loại dụng cụ, thiết bị đo, kiểm tra trong quá trình sửa chữa, lắp ráp máy tàu thủy;
- Kiểm tra, đánh giá được chất lượng sản phẩm theo sự phân công;
- Nghiệm thu và bàn giao sản phẩm theo đúng quy trình, đúng quy định;
- Phán đoán, xử lý được các sự cố phát sinh trong quá trình sửa chữa, lắp ráp;
- Tổ chức, điều hành tổ, nhóm sửa chữa và đào tạo hướng dẫn thợ bậc thấp hơn;
- Kiểm soát được sự ảnh hưởng của thiết bị đến môi trường chung;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh lao động, xử lý được các tình huống sơ cứu người bị nạn tại các vị trí làm việc;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Người học ngành sửa chữa máy tàu thủy trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc cá nhân sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
Như vậy, người học ngành sửa chữa máy tàu thủy trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.