Người học ngành công nghệ kỹ thuật hóa học trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?

Chị ơi cho em hỏi: Người học ngành công nghệ kỹ thuật hóa học trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào? Học xong ngành này phải có được những kỹ năng nào? Đây là câu hỏi của bạn Tiến Hùng đến từ Cà Mau.

Người học ngành công nghệ kỹ thuật hóa học trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?

Căn cứ tiểu mục 5 Mục A Phần 10 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật kiến trúc, công trình xây dựng, cơ khí, điện, điện tử, truyền thông và hóa học (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lấy mẫu;
- Pha chế hóa chất;
- Phân tích mẫu;
- Quản lý phòng thí nghiệm;
- Quản lý kho hóa chất;
- Tư vấn khách hàng;
- Vận hành sản xuất;
- Vận hành hệ thống xử lý nước thải và nước cấp;
- Giám sát công nghệ kỹ thuật sản xuất;
- Quản lý thiết bị phân tích;
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm lĩnh vực hóa học.

Như vậy, người học ngành công nghệ kỹ thuật hóa học trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:

- Lấy mẫu;

- Pha chế hóa chất;

- Phân tích mẫu;

- Quản lý phòng thí nghiệm;

- Quản lý kho hóa chất;

- Tư vấn khách hàng;

- Vận hành sản xuất;

- Vận hành hệ thống xử lý nước thải và nước cấp;

- Giám sát công nghệ kỹ thuật sản xuất;

- Quản lý thiết bị phân tích;

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm lĩnh vực hóa học.

hóa học

Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học (Hình từ Internet)

Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật hóa học trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục A Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Kỹ năng
- Sơ cứu được các tai nạn hóa chất cơ bản; nhận biết và cảnh báo khả năng xảy ra tai nạn hóa chất để phòng ngừa tai nạn cho bản thân và người xung quanh;
- Bảo dưỡng, vệ sinh đúng kỹ thuật các dụng cụ và thiết bị hóa học; giám sát được công tác bảo dưỡng, đánh giá được mức độ sạch và nhiễm bẩn của các dụng cụ; hiệu chỉnh được thiết bị như máy đo pH, các loại cân; cài đặt được các thông số thiết bị.
- Phòng ngừa, ứng phó được các sự cố hóa chất và cháy nổ cơ bản; đề xuất được các biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất;
- Viết được các phương trình phản ứng hóa học cơ bản và giải thích được bản chất của phản ứng;
- Lập được phương án sử dụng, bảo quản các loại hóa chất phù hợp với Luật Hóa chất và quy định của cơ quan nơi làm việc;
- Tính toán và pha chế được các loại hóa chất ở các dạng nồng độ từ đơn giản đến phức tạp như: Nồng độ mol/L, nồng độ phần trăm, nồng độ mg/L, nồng độ đương lượng và các loại nồng độ khác;
- Lập được kế hoạch lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu đúng quy trình;
- Xử lý được số liệu của kết quả phân tích ở mức độ cơ bản và phức tạp như: Sai số thô, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, sai số của phương pháp phân tích, xây dựng đồ thị đường chuẩn và các số liệu khác;
- Sử dụng được các phần mềm tin học ứng dụng trong hóa học để xử lý số liệu, vẽ cấu trúc nguyên tử và phân tử;
- Làm đúng quy trình kiểm nghiệm, quy trình sản xuất; Đánh giá được mức độ tin cậy của số liệu; phát hiện và khắc phục được các sai sót trong quá trình kiểm nghiệm và sản xuất;
- Vận hành được một số thiết bị trong phòng thí nghiệm như máy đo pH, các loại cân, tủ sấy, lò nung, máy quang phổ hấp thụ phân tử, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, máy sắc ký và các thiết bị hóa học khác;
- Đề xuất biện pháp và sử dụng tiết kiệm hóa chất, điện, nước khi làm việc;
- Làm đúng các yêu cầu của quy trình 5S và ISO trong phòng thí nghiệm; phát hiện những vị trí chưa thực hiện 5S và ISO hoặc thực hiện chưa đúng để đề xuất lãnh đạo chỉnh sửa và bổ sung hợp lý;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật hóa học trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng như trên.

Người học ngành công nghệ kỹ thuật hóa học trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 6 Mục A Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ kỹ thuật hóa học trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Như vậy, người học ngành công nghệ kỹ thuật hóa học trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

946 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào