Người học ngành cơ điện lạnh thủy sản trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành cơ điện lạnh thủy sản trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp cơ điện lạnh thủy sản trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành cơ điện lạnh thủy sản trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành cơ điện lạnh thủy sản trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục A Phần 9 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (sau đây là gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt điện trong hệ thống lạnh thủy sản;
- Vận hành hệ thống lạnh thủy sản;
- Bảo dưỡng hệ thống lạnh thủy sản;
- Sửa chữa máy và thiết bị lạnh thủy sản;
- Bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị điện trong hệ thống lạnh;
- Kinh doanh vật tư - thiết bị lạnh thủy sản;
- Tư vấn dịch vụ máy và thiết bị lạnh.
Như vậy, người học ngành cơ điện lạnh thủy sản trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Lắp đặt điện trong hệ thống lạnh thủy sản;
- Vận hành hệ thống lạnh thủy sản;
- Bảo dưỡng hệ thống lạnh thủy sản;
- Sửa chữa máy và thiết bị lạnh thủy sản;
- Bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị điện trong hệ thống lạnh;
- Kinh doanh vật tư - thiết bị lạnh thủy sản;
- Tư vấn dịch vụ máy và thiết bị lạnh.
Ngành cơ điện lạnh thủy sản (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp cơ điện lạnh thủy sản trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Đọc được các bản vẽ lắp đặt hệ thống cơ, điện, lạnh thủy sản;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ, sử dụng điện, môi chất lạnh, phòng chống tai nạn lao động và sơ cứu người bị tai nạn;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa được các hệ thống máy lạnh thủy sản, hệ thống máy lạnh trên tàu khai thác;
- Kiểm tra, xác định, sửa chữa được các hư hỏng về cơ khí, điện, lạnh trong hệ thống lạnh;
- Tính toán được phụ tải lạnh, chọn và lắp đặt sơ bộ được hệ thống cơ, điện, lạnh thủy sản năng suất lạnh nhỏ đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, an toàn cho người và thiết bị;
- Vận hành được các thiết bị trong hệ thống lạnh thủy sản đúng quy trình, đảm bảo tối ưu hóa các thông số vận hành;
- Bảo dưỡng được hệ thống cơ, điện, lạnh thủy sản theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
- Xác định được các nguyên nhân hư hỏng và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của thiết bị cơ, điện, lạnh thủy sản;
- Sử dụng thành thạo dụng cụ đồ nghề cơ, điện, lạnh đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị bảo hộ an toàn đúng kỹ thuật, sơ cứu được nạn nhân khi xảy ra sự cố;
- Tổ chức sản xuất và quản lý điều hành được hoạt động của tổ, nhóm lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa trong phạm vi chuyên môn của nghề;
- Xây dựng được giải pháp hạn chế được chất phát thải gây hại cho môi trường trong quá trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh thủy sản;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp cơ điện lạnh thủy sản trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng như trên.
Người học ngành cơ điện lạnh thủy sản trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ các nội quy của cơ quan, đơn vị; các quy định về vệ sinh an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy;
- Quan tâm, chăm sóc khách hàng, đồng nghiệp với thái độ lịch sự, thân thiện;
- Tuân thủ các quy định về pháp luật trong kinh doanh;
- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo quản tài sản chung;
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, hợp tác với đồng nghiệp giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;
- Chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc;
- Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
Theo đó, người học ngành cơ điện lạnh thủy sản trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Tải Quy định về ngành, nghề cơ điện lạnh thủy sản mới nhất năm 2023. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.