Người học Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành theo Khung năng lực ngoại ngữ bậc 2 cần đạt yêu cầu gì năng lực đặc thù?

Cho tôi hỏi, yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù đối với người học Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành theo Khung năng lực ngoại ngữ bậc 2 như thế nào? Câu hỏi của chị H.C tại Bình Định.

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù đối với người học Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành theo Khung năng lực ngoại ngữ bậc 2 như thế nào?

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù đối với người học Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành theo Khung năng lực ngoại ngữ bậc 2 được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục IV Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành Ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

YÊU CẦU CẦN ĐẠT
...
4.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Các năng lực đặc thù cần đạt đối với người học được mô tả theo từng bậc và theo bốn kĩ năng giao tiếp Nghe, Nói, Đọc, Viết dựa trên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
...
Bậc 2

Như vậy, các năng lực đặc thù cần đạt đối với người học Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành theo Khung năng lực ngoại ngữ bậc 2 được quy định cụ thể trên.

giáo dục 2

Yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất đối với người học Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất đối với người học Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành tại trung tâm giáo dục thường xuyên như thế nào?

Yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất đối với người học Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành tại trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục IV Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành Ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

YÊU CẦU CẦN ĐẠT
4.1. Yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất
Chương trình góp phần hình thành và phát triển cho người học năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, tự học và khả năng giải quyết vấn đề. Đồng thời, Chương trình cũng tập trung bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất như chăm học, chăm làm, tự tin, trách nhiệm, trung thực, kỉ luật cho người học. Thông qua việc học tiếng Anh, người học có thái độ tích cực và có hiểu biết về các nền văn hóa khác và thấy được giá trị của nền văn hóa dân tộc mình.

Theo đó, chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành tại trung tâm giáo dục thường xuyên góp phần hình thành và phát triển cho người học năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, tự học và khả năng giải quyết vấn đề.

Đồng thời, Chương trình cũng tập trung bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất như chăm học, chăm làm, tự tin, trách nhiệm, trung thực, kỉ luật cho người học. Thông qua việc học tiếng Anh, người học có thái độ tích cực và có hiểu biết về các nền văn hóa khác và thấy được giá trị của nền văn hóa dân tộc mình.

Người biên soạn tài liệu dạy học và giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung danh mục các năng lực giao tiếp trong chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành trên cơ sở nào?

Nội dung khái quát về năng lực giao tiếp được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục V Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành Ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
5.1. Nội dung khái quát
Nội dung dạy học trong Chương trình được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, bao gồm: (5.1.1) các đơn vị năng lực giao tiếp thể hiện qua các nhiệm vụ và chức năng giao tiếp dưới dạng nghe, nói, đọc, viết; (5.1.2) danh mục kiến thức ngôn ngữ thể hiện qua ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; (5.1.3) hệ thống các chủ điểm, chủ đề; (5.1.4) các năng lực khác.
5.1.1. Năng lực giao tiếp
Năng lực giao tiếp là khả năng áp dụng kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), kiến thức ngôn ngữ-xã hội, kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và các chiến lược giao tiếp phù hợp để thực hiện các hoạt động giao tiếp trong những tình huống hay ngữ cảnh có nghĩa với các đối tượng giao tiếp khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của bản thân hay yêu cầu giao tiếp của xã hội. Trong Chương trình, năng lực giao tiếp được thể hiện thông qua các chức năng và nhiệm vụ giao tiếp dưới dạng nghe, nói, đọc, viết. Danh mục năng lực giao tiếp được lựa chọn theo hướng mở, mang tính thực hành cao, có liên hệ chặt chẽ với các chủ điểm, chủ đề và chỉ mang tính gợi ý. Người biên soạn tài liệu dạy học và giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung danh mục các năng lực giao tiếp trên cơ sở phù hợp với chủ điểm, chủ đề, đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng học tập của người học để đạt được các mục tiêu đề ra trong Chương trình.
...

Theo quy định trên, người biên soạn tài liệu dạy học và giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung danh mục các năng lực giao tiếp trong chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành trên cơ sở phù hợp với chủ điểm, chủ đề, đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng học tập của người học để đạt được các mục tiêu đề ra trong Chương trình.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

731 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào