Người giải quyết tố cáo có bắt buộc phải xác minh về người tố cáo trước khi ra quyết định thụ lý tố cáo hay không?
Người giải quyết tố cáo có bắt buộc phải xác minh về người tố cáo trước khi ra quyết định thụ lý tố cáo hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 31/2019/NĐ-CP có quy định về thụ lý tố cáo, thông báo việc thụ lý tố cáo cụ thể như sau:
Thụ lý tố cáo, thông báo việc thụ lý tố cáo
1. Trước khi thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Trường hợp người tố cáo không cư trú tại địa bàn quản lý hoặc gặp khó khăn trong việc xác minh thì người giải quyết tố cáo có thể ủy quyền cho cơ quan nhà nước ngang cấp hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới xác minh thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định thụ lý tố cáo. Việc thụ lý tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo. Quyết định thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, trước khi thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh thông tin về người tố cáo
Theo đó, người giải quyết tố cáo có thể ủy quyền cho giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định thụ lý tố cáo trong trường hợp người tố cáo không cư trú tại địa bàn quản lý hoặc gặp khó khăn trong việc xác minh.
Người giải quyết tố cáo có bắt buộc phải xác minh về người tố cáo trước khi ra quyết định thụ lý tố cáo hay không? (Hình từ Internet).
Có thể gia hạn giải quyết tố cáo tối đa bao nhiêu lần áp dụng đối với vụ việc đặc biệt phức tạp theo quy định?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 31/2019/NĐ-CP có quy định chi tiết về thời hạn giải quyết tố cáo như sau:
Thời hạn giải quyết tố cáo
1. Thời hạn giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Tố cáo. Việc gia hạn giải quyết tố cáo được áp dụng đối với vụ việc phức tạp và đặc biệt phức tạp theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 30 Luật Tố cáo.
2. Vụ việc phức tạp là vụ việc có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Tố cáo về một nội dung nhưng phải xác minh từ 02 địa điểm trở lên;
b) Tố cáo có từ 02 nội dung phải xác minh trở lên;
c) Nhiều người tố cáo về cùng một nội dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người;
d) Tố cáo có yếu tố nước ngoài: người tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài;
đ) Nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức;
e) Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau;
g) Có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn.
3. Vụ việc đặc biệt phức tạp là vụ việc có từ 02 tiêu chí trở lên được quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Và, theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Tố cáo 2018 có quy định về thời hạn giải quyết tố cáo như sau:
Thời hạn giải quyết tố cáo
1. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
2. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, vụ việc đặc biệt phức tạp là vụ việc có từ 02 tiêu chí trở lên trong các tiêu chí sau đây:
- Tố cáo về một nội dung nhưng phải xác minh từ 02 địa điểm trở lên;
- Tố cáo có từ 02 nội dung phải xác minh trở lên;
- Nhiều người tố cáo về cùng một nội dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người;
- Tố cáo có yếu tố nước ngoài: người tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài;
- Nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức;
- Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau;
- Có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn.
Theo đó, đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
Tố cáo bằng đơn thì phải ghi rõ nội dung gì trong đơn?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 có quy định về tiếp nhận tố cáo như sau:
Tiếp nhận tố cáo
1. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
...
Như vậy, khi tố cáo bằng đơn thì đơn tố cáo phải ghi rõ những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm tố cáo;
- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
- Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.