Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương được hưởng mức bồi dưỡng bao nhiêu?
- Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương được thực hiện như thế nào?
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Theo Điều 7 Thông tư 14/2020/TT-BCT quy định về tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương như sau:
Tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên và có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thanh tra được phân công thực hiện.
2. Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên trở lên hoặc thanh tra chuyên ngành do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Theo đó, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
- Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
- Có nghiệp vụ thanh tra;
- Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).
Tiêu chuẩn cụ thể của công chức thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Công thương, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành.
Ngoài ra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương còn phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể như sau:
- Đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên và có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thanh tra được phân công thực hiện.
- Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên trở lên hoặc thanh tra chuyên ngành do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương (Hình từ Internert)
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương được hưởng mức bồi dưỡng bao nhiêu?
Theo Điều 4 Quyết định 12/2014/QĐ-TTg quy định về mức bồi dưỡng đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành như sau:
Mức bồi dưỡng
Mức bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành là 80.000 đồng/ngày.
Theo đó, mức bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành Công Thương là 80.000 đồng/ngày.
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 15 Thông tư 14/2020/TT-BCT quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành như sau:
Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành Công Thương. Chánh Thanh tra Bộ ban hành Quyết định mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành trong đó quy định cụ thể về thời gian mở lớp, địa điểm mở lớp, cơ sở đào tạo bồi dưỡng được giao chủ trì tổ chức lớp và cấp Chứng chỉ hoàn thành khóa học cho các học viên và trách nhiệm của tổ chức cá nhân có liên quan. (Theo mẫu Phụ lục số 02).
2. Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, cơ sở đào tạo có liên quan xây dựng chương trình, tài liệu và kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt và tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch.
3. Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tổng hợp danh sách công chức dự kiến tham gia đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của năm sau gửi về Thanh tra Bộ để xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Thanh tra Bộ trình Bộ trưởng phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm sau trước ngày 25 tháng 12 hằng năm.
4. Công chức hoàn thành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định.
Theo đó, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương được thực hiện như sau:
- Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành Công Thương.
Chánh Thanh tra Bộ ban hành Quyết định mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành trong đó quy định cụ thể về thời gian mở lớp, địa điểm mở lớp, cơ sở đào tạo bồi dưỡng được giao chủ trì tổ chức lớp và cấp Chứng chỉ hoàn thành khóa học cho các học viên và trách nhiệm của tổ chức cá nhân có liên quan.
- Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, cơ sở đào tạo có liên quan xây dựng chương trình, tài liệu và kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt và tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch.
- Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tổng hợp danh sách công chức dự kiến tham gia đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của năm sau gửi về Thanh tra Bộ để xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Thanh tra Bộ trình Bộ trưởng phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm sau trước ngày 25 tháng 12 hằng năm.
- Công chức hoàn thành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.