Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cố ý không phát hiện hành vi vi phạm thì xử lý như thế nào?
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được hưởng chế độ bồi dưỡng dựa trên nguyên tắc nào?
- Tiêu chuẩn đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cố ý không phát hiện hành vi vi phạm thì xử lý như thế nào?
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được hưởng chế độ bồi dưỡng dựa trên nguyên tắc nào?
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo khoản 7 Điều 3 Luật Thanh tra 2010.
Tại Điều 1 Quyết định 12/2014/QĐ-TTg quy định Quyết định này quy định chế độ bồi dưỡng đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (sau đây viết tắt là công chức thanh tra chuyên ngành).
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 12/2014/QĐ-TTg quy định như sau:
Nguyên tắc áp dụng
Chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành được tính theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quyết định thanh tra hoặc quyết định phân công công chức tiến hành thanh tra độc lập của người có thẩm quyền.
Theo đó, chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành được tính theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quyết định thanh tra hoặc quyết định phân công công chức tiến hành thanh tra độc lập của người có thẩm quyền.
Thanh tra chuyên ngành
Tiêu chuẩn đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Thanh tra 2010 quy định như sau:
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra.
Tiêu chuẩn cụ thể của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành do Chính phủ quy định.
Đồng thời, tại Điều 12 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành) có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
a) Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
b) Có nghiệp vụ thanh tra;
c) Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).
2. Tiêu chuẩn cụ thể của công chức thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành.
Theo đó, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn cụ thể nêu trên.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cố ý không phát hiện hành vi vi phạm thì xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 42 Luật Thanh tra 2010 như sau:
Xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra
Trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra mà không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 76 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định:
Xử lý hành vi vi phạm của người tiến hành thanh tra, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, thành viên khác của Đoàn thanh tra
Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
…
3. Cố ý kết luận sai sự thật, quyết định, xử lý trái pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật.
Theo đó, trong quá trình thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành mà cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.