Người được giao nhiệm vụ kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò phải đảm bảo yêu cầu gì?

Cho tôi hỏi người được giao nhiệm vụ kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò phải đảm bảo yêu cầu gì? Việc kiểm tra các thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò được thực hiện bằng những hình thức nào? Câu hỏi của anh T.M.N từ Long Xuyên.

Việc kiểm tra các thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò được thực hiện bằng những hình thức nào?

Hình thức kiểm tra các thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-17:2003 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 17: Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị như sau:

Định nghĩa và thuật ngữ
...
3.2. Kiểm tra (inspection)
Hoạt động bao gồm khảo sát kỹ lưỡng một bộ phận, thực hiện bằng cách không tháo ra hoặc nếu cần thì có thể tháo rỡ từng phần thiết bị, tiến hành bổ sung việc đo lường, nhằm đưa ra kết luận chính xác về trạng thái của bộ phận kiểm tra.
3.2.1. Kiểm tra bằng mắt (visual inspection)
Hình thức kiểm tra không cần sử dụng bất kỳ một thiết bị hoặc dụng cụ nào nhằm phát hiện những khuyết tật hiện ra trước mắt, ví dụ thiếu các bu-lông.
3.2.2. Kiểm tra trực tiếp (close inspection)
Hình thức kiểm tra bao gồm những nội dung của kiểm tra bằng mắt nhằm phát hiện những khuyết tật, ví dụ các bu-lông bị lỏng, mà những khuyết tật này chỉ hiện rõ khi sử dụng trang thiết bị tiếp cận, ví dụ dùng thang hoặc dụng cụ nếu cần. Trong hình thức kiểm tra này, không nhất thiết phải mở nắp hoặc cắt điện cho thiết bị.
3.2.3. Kiểm tra chi tiết (detailed inspection)
Hình thức kiểm tra bao gồm những nội dung của kiểm tra bằng mắt để phát hiện ra những khuyết tật, ví dụ như đầu đấu dây bị lỏng. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi mở nắp thiết bị ra và nếu cần thì phải sử dụng dụng cụ và thiết bị thử nghiệm.
3.2.4. Kiểm tra ban đầu (initial inspection)
Hình thức kiểm tra toàn bộ thiết bị, hệ thống và sự lắp đặt chúng trước khi đưa vào vận hành.
3.2.5. Kiểm tra định kỳ (periodic inspection)
Hình thức kiểm tra toàn bộ thiết bị, hệ thống và sự lắp đặt của chúng theo một lịch trình cơ bản nhất định.
3.2.6. Kiểm tra mẫu (sample inspection)
Hình thức kiểm tra một tỷ lệ nhất định số lượng thiết bị, hệ thống và sự lắp đặt của chúng.

Như vậy, theo quy định, việc kiểm tra các thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

- Kiểm tra bằng mắt;

- Kiểm tra trực tiếp;

- Kiểm tra chi tiết;

- Kiểm tra ban đầu;

- Kiểm tra định kỳ;

- Kiểm tra mẫu.

Người được giao nhiệm vụ kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò phải đảm bảo yêu cầu gì?

Việc kiểm tra các thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò được thực hiện bằng những hình thức nào? (Hình từ Internet)

Người được giao nhiệm vụ kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò phải đảm bảo yêu cầu gì?

Yêu cầu đối với người được giao nhiệm vụ kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò được quy định tại Mục 4.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-17:2003 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 17: Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị như sau:

Trình độ tay nghề
Kiểm tra và bảo dưỡng việc lắp đặt phải do người có kinh nghiệm thực hiện. Họ phải được đào tạo và hướng dẫn về các dạng bảo vệ khác nhau của thiết bị, có kinh nghiệm về lắp đặt, nắm vững các quy trình quy phạm có liên quan, khái niệm chung về môi trường nguy hiểm nổ. Các khóa đào tạo thích hợp phải được định sẵn để những người này thường xuyên tham dự.
4.3. Kiểm tra
4.3.1. Yêu cầu chung
Trước khi đưa thiết bị hoặc tổ hợp thiết bị vào vận hành, phải tiến hành kiểm tra ban đầu.
Để đảm bảo cho hệ thống lắp đặt được duy trì trong trạng thái ổn định để sử dụng lâu dài trong mỏ, người sử dụng phải:
a) kiểm tra định kỳ một cách đều đặn; hoặc
b) giám sát thường xuyên của người có tay nghề;
...

Như vậy, theo quy định, việc kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò phải do người có kinh nghiệm thực hiện.

Người được giao nhiệm vụ kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Họ phải được đào tạo và hướng dẫn về các dạng bảo vệ khác nhau của thiết bị,

- Có kinh nghiệm về lắp đặt, nắm vững các quy trình quy phạm có liên quan, khái niệm chung về môi trường nguy hiểm nổ.

Các khóa đào tạo thích hợp phải được định sẵn để những người này thường xuyên tham dự.

Trường hợp cần tháo rỡ thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò thì các cáp dẫn điện phải ở trong trạng thái nào?

Căn cứ Mục 4.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-17:2003 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 17: Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị quy định, trường hợp cần tháo rỡ thiết bị, ví dụ để đưa ra khỏi dây chuyền sản xuất, thì các cáp dẫn điện vào thiết bị phải ở một trong các trạng thái sau đây:

(1) Được nối cố định vào một vỏ riêng biệt;

(2) Cắt khỏi nguồn cấp điện và cách ly hoàn toàn; hoặc

(3) Cắt khỏi nguồn cấp điện và tiếp đất.

Nếu muốn loại bỏ vĩnh viễn thiết bị ra khỏi dây chuyền sản xuất thì các cáp nối phải được cắt khỏi nguồn cấp điện, tháo rời ra và nối cố định vào một vỏ riêng biệt.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,216 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào