Người được chỉ định quản lý di sản thừa kế là nhà dùng vào việc thờ cúng mất thì căn nhà thuộc quyền sở hữu của ai?
- Người được chỉ định quản lý di sản thừa kế là nhà dùng vào việc thờ cúng mất thì căn nhà thuộc quyền sở hữu của ai?
- Trường hợp không chỉ định người quản lý di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng thì trách nhiệm thờ cúng thuộc về ai?
- Di chúc thừa kế có hiệu lực kể từ thời điểm người để lại di sản mất đúng không?
Người được chỉ định quản lý di sản thừa kế là nhà dùng vào việc thờ cúng mất thì căn nhà thuộc quyền sở hữu của ai?
Theo Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Theo đó, nếu người lập di chúc để lại một phần di sản thừa kế là căn nhà dùng vào việc thờ cúng thì căn nhà đó không được chia thừa kế và không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ người thừa kế nào.
Trường hợp người đã được chỉ định trong di chúc quản lý căn nhà để thực hiện việc thờ cúng mất thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Nếu như tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản thừa kế dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Người được chỉ định quản lý di sản thừa kế là nhà dùng vào việc thờ cúng mất thì căn nhà thuộc quyền sở hữu của ai? (Hình từ Internet)
Trường hợp không chỉ định người quản lý di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng thì trách nhiệm thờ cúng thuộc về ai?
Theo khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
...
Theo đó, trường hợp người để lại di sản thừa kế không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Di chúc thừa kế có hiệu lực kể từ thời điểm người để lại di sản mất đúng không?
Hiệu lực của di chúc được quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hiệu lực của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Theo đó, di chúc thừa kế có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.