Người được cấp thẻ nhà báo đã nghỉ hưu sẽ được xét đổi thẻ nhà báo trong trường hợp nào theo quy định?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau người được cấp thẻ nhà báo đã nghỉ hưu sẽ được xét đổi thẻ nhà báo trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật? Câu hỏi của anh V.T.N.O đến từ Hải Phòng.

Người được cấp thẻ nhà báo đã nghỉ hưu sẽ được xét đổi thẻ nhà báo trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 28 Luật Báo chí 2016 về cấp, đổi, thu hồi thẻ nhà báo cụ thể như sau:

Cấp, đổi, thu hồi thẻ nhà báo
...
5. Người được cấp thẻ nhà báo phải nộp lại thẻ nhà báo trong những trường hợp sau đây:
a) Người được cấp thẻ nhà báo nhưng chuyển sang làm nhiệm vụ khác không còn là đối tượng được cấp thẻ nhà báo theo quy định tại Điều 26 của Luật này; người được cấp thẻ nhà báo đã nghỉ hưu; người đã hết thời hạn hợp đồng lao động nhưng không được ký tiếp hợp đồng lao động mới hoặc không tiếp tục làm việc tại cơ quan báo chí;
b) Người được cấp thẻ nhà báo làm việc tại cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định về các nội dung quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, người đứng đầu cơ quan công tác của người được cấp thẻ nhà báo chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản về các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này, thu lại thẻ nhà báo và nộp về Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trường hợp người được cấp thẻ nhà báo không nộp lại thẻ, cơ quan báo chí có trách nhiệm thông báo trên sản phẩm báo chí của mình, trừ trường hợp người phải nộp lại thẻ đã mất thẻ và báo cáo bằng văn bản với Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Người thuộc đối tượng phải nộp lại thẻ nhà báo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nộp lại thẻ nhà báo nếu được một cơ quan báo chí tiếp nhận vào làm việc theo chế độ hợp đồng từ 01 năm trở lên thì được xét đổi thẻ nhà báo theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Như vậy, người được cấp thẻ nhà báo đã nghỉ hưu phải nộp lại thẻ nhà báo và sẽ được xét đổi thẻ nhà báo khi trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nộp lại thẻ nhà báo nếu được một cơ quan báo chí tiếp nhận vào làm việc theo chế độ hợp đồng từ 01 năm trở lên.

Người được cấp thẻ nhà báo đã nghỉ hưu sẽ được xét đổi thẻ nhà báo trong trường hợp nào theo quy định?

Người được cấp thẻ nhà báo đã nghỉ hưu sẽ được xét đổi thẻ nhà báo trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét đổi thẻ nhà báo trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 31/2021/TT-BTTTT thì trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét đổi thẻ nhà báo; trường hợp từ chối đổi thẻ, các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 31/2021/TT-BTTTT thông báo, nêu rõ lý do trên Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc bằng văn bản.

Cơ quan báo chí, cơ quan công tác mới của người đề nghị đổi thẻ nhà báo gửi 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu như sau:

- Văn bản đề nghị của cơ quan báo chí, cơ quan công tác mới của người đề nghị đổi thẻ nhà báo (Mẫu số 04);

- Bản sao điện tử (trường hợp gửi hồ sơ trên Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông) hoặc bản sao (trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) Quyết định tiếp nhận công tác hoặc Hợp đồng lao động;

- Văn bản của cơ quan trước khi chuyển công tác, trong đó nêu rõ thời điểm chấm dứt làm việc và xác nhận người đề nghị đổi thẻ nhà báo không thuộc một hoặc các trường hợp quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 3 Điều 27 Luật Báo chí 2016;

- Danh sách tác phẩm báo chí đã đăng, phát đối với trường hợp quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 26 Luật Báo chí 2016.

Nghĩa vụ của nhà báo được quy định như thế nào?

Nhà báo có các nghĩa vụ được quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Báo chí 2016 cụ thể như sau:

- Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;

- Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;

- Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;

- Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;

- Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Tóm lại, Người được cấp thẻ nhà báo đã nghỉ hưu phải nộp lại thẻ nhà báo và sẽ được xét đổi thẻ nhà báo khi trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nộp lại thẻ nhà báo nếu được một cơ quan báo chí tiếp nhận vào làm việc theo chế độ hợp đồng từ 01 năm trở lên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

899 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào