Người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được nhận mức lương bao nhiêu?

Người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần đáp ứng điều kiện gì? Người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được nhận mức lương bao nhiêu? - câu hỏi của anh T. (Bình Phước)

Người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần đáp ứng điều kiện gì?

Người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 như sau:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân; nếu đang làm việc tại các Viện kiểm sát quân sự thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát quân sự:
1. Đang là công chức.
2. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.
3. Có khả năng giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự.

Dẫn chiếu đến Điều 2 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 quy định về tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên như sau:

Tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Nghị quyết này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Theo quy định nêu trên thì người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao:

- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Có trình độ cử nhân luật trở lên.

- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.

- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Đang là công chức.

- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.

- Có khả năng giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự.

Kiểm tra viên VKSND tối cao

Người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được nhận mức lương bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được nhận mức lương bao nhiêu?

Người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát loại A1 ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, cụ thể như sau:

Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
Ghi chú:
1. Đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành toà án, ngành kiểm sát như sau:
- Loại A3 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên cao cấp: Kiểm sát viên Viện KSNDTC, Kiếm tra viên cao cấp, điều tra viên cao cấp
- Loại A2 gồm: Thầm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm tra viên chính: Kiểm sát viên Viện KSND cấp tỉnh, kiểm tra viên chính, điều tra viên trung cấp.
- Loại A1 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án: Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện, kiểm tra viên, điều tra viên sơ cấp.
2. Cấp tỉnh gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đô thị loại I và các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
3. Cấp huyện gồm: thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II, loại III, quận thuộc thành phố Hà Nội, quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện, thị xã còn lại.
...

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.

Như vậy, bảng lương của người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như sau:

Bậc lương

Hệ số lương

Mức lương

(Đơn vị: Đồng)

Bậc 1

2,34

4.212.000

Bậc 2

2,67

4.806.000

Bậc 3

3,00

5.400.000

Bậc 4

3,33

5.994.000

Bậc 5

3,66

6.588.000

Bậc 6

3,99

7.182.000

Bậc 7

4,32

7.776.000

Bậc 8

4,65

8.370.000

Bậc 9

4,98

8.964.000

Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trước ai về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình?

Trách nhiệm của Kiểm tra viên được căn cứ theo khoản 5 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:

Kiểm tra viên
...
5. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Nếu Kiểm tra viên có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

359 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào