Người được bổ nhiệm làm kiểm toán viên nội bộ thực hiện kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước cần những tiêu chuẩn gì?
- Người được bổ nhiệm làm kiểm toán viên nội bộ thực hiện kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước cần những tiêu chuẩn gì?
- Kiểm toán viên nội bộ lập báo cáo kiểm toán phải có những nội dung gì khi kết thúc cuộc kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước?
- Ai có quyền bổ nhiệm chức danh kiểm toán viên nội bộ thực hiện kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước?
Người được bổ nhiệm làm kiểm toán viên nội bộ thực hiện kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước cần những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo Điều 12 Quy chế Kiểm toán nội bộ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT năm 1997, được bổ sung bởi khoản 4 Mục I Thông tư 171/1998/TT-BTC quy định như sau:
Người được bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ làm kiểm toán viên nội bộ phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Có phẩm chất trung thực, khách quan, chưa có tiền án và chưa bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán;
2. Đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, hoặc quản trị kinh doanh;
3. Đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất có 3 năm làm việc tại doanh nghiệp nơi được giao nhiệm vụ kiểm toán viên;
4. Đã qua huấn luyện về nghiệp vụ kiểm toán, kiểm toán nội bộ theo nội dung chương trình thống nhất của Bộ Tài chính và được cấp chứng chỉ.
Trường hợp Kiểm toán viên nội bộ chưa có bằng đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán hoặc quản trị kinh doanh thì tối thiểu phải có trình độ trung cấp chuyên ngành kinh tế tài chính hoặc quản trị kinh doanh, đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán ít nhất 5 năm, đã làm việc tại doanh nghiệp 3 năm trở lên nhưng không thấp hơn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng doanh nghiệp đó.
Theo đó, người được bổ nhiệm làm kiểm toán viên nội bộ phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất trung thực, khách quan, chưa có tiền án và chưa bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán;
- Đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, hoặc quản trị kinh doanh;
- Đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất có 3 năm làm việc tại doanh nghiệp nơi được giao nhiệm vụ kiểm toán viên;
- Đã qua huấn luyện về nghiệp vụ kiểm toán, kiểm toán nội bộ theo nội dung chương trình thống nhất của Bộ Tài chính và được cấp chứng chỉ.
Trường hợp Kiểm toán viên nội bộ chưa có bằng đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán hoặc quản trị kinh doanh thì tối thiểu phải có trình độ trung cấp chuyên ngành kinh tế tài chính hoặc quản trị kinh doanh, đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán ít nhất 5 năm, đã làm việc tại doanh nghiệp 3 năm trở lên nhưng không thấp hơn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng doanh nghiệp đó.
Người được bổ nhiệm làm kiểm toán viên nội bộ thực hiện kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước cần những tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Kiểm toán viên nội bộ lập báo cáo kiểm toán phải có những nội dung gì khi kết thúc cuộc kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Quy chế Kiểm toán nội bộ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT năm 1997 quy định về trình tự các bước công việc của một cuộc kiểm toán nội bộ, theo đó, khi kết thúc cuộc kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước, kiểm toán viên nội bộ phải lập báo cáo kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán phải trình bày đầy đủ các nội dung và kết quả kiểm toán theo mục tiêu, yêu cầu đã đề ra cho từng cuộc kiểm toán. Xác nhận tính đầy đủ, hợp lý của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị hàng năm trước khi trình ký duyệt.
Đồng thời, đề xuất các kiến nghị và biện pháp xử lý các sai sót, gian lận, các vi phạm, nêu các giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo kiểm toán được gửi cho Chủ tịch Hội đồng quản trị, cho (Tổng) Giám đốc doanh nghiệp. Việc lưu hành và công bố báo cáo kiểm toán nội bộ tuỳ theo tính chất kiểm toán và do Chủ tịch Hội đồng quản trị, (Tổng) Giám đốc quyết định. Riêng báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị được đính kèm báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi lưu hành.
Ai có quyền bổ nhiệm chức danh kiểm toán viên nội bộ thực hiện kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước?
Căn cứ theo Điều 13 Quy chế Kiểm toán nội bộ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT năm 1997 quy định như sau:
Bổ nhiệm, bãi miễn chức danh kiểm toán viên nội bộ
Kiểm toán viên nội bộ do Tổng Giám đốc, Giám đốc trực tiếp bổ nhiệm và bãi nhiệm. Kiểm toán viên nội bộ đã bị bãi nhiệm do vi phạm kỷ luật không được bổ nhiệm lại.
Kiểm toán viên tuyệt đối không được đảm đương trách nhiệm điều hành, hay quản lý kinh doanh ở doanh nghiệp.
Theo đó, kiểm toán viên nội bộ do Tổng Giám đốc, Giám đốc trực tiếp bổ nhiệm và bãi nhiệm. Kiểm toán viên nội bộ đã bị bãi nhiệm do vi phạm kỷ luật không được bổ nhiệm lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.