Người được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân phải là người đã từng giữ chức vụ Kiểm sát viên trung cấp đúng không?
Người được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân phải là người đã từng giữ chức vụ Kiểm sát viên trung cấp đúng không?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp được quy định tại Điều 79 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự:
a) Đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
c) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới;
d) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, các điểm b, c và d khoản 1 Điều này thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự.
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân thì người được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp không bắt buộc phải là người đã từng giữ chức vụ Kiểm sát viên trung cấp nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên.
- Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp.
Người được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân phải là người đã từng giữ chức vụ Kiểm sát viên trung cấp đúng không? (Hình từ Internet)
Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp gồm có những ai?
Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp được quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp
1. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp gồm có Chủ tịch là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các ủy viên là một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Danh sách Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
2. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức các kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp;
b) Công bố danh sách những người trúng tuyển;
c) Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người đã trúng tuyển làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp.
3. Quy chế làm việc của Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Như vậy, theo quy định, hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp gồm có:
- Chủ tịch là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các ủy viên là một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp phải tuyên thệ những gì?
Theo quy định tại Điều 85 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp phải tuyên thệ các nội dung sau đây:
(1) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân;
(2) Đấu tranh không khoan nhượng với mọi tội phạm và vi phạm pháp luật;
(3) Kiên quyết bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, lẽ phải và công bằng xã hội;
(4) Không ngừng phấn đấu, học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”;
(5) Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, nguyên tắc tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.