Người được bảo hiểm không không khai báo cho người bảo hiểm biết tất cả thông tin mà mình biết thì có được chấm dứt hợp đồng bảo hiểm không?
- Đối tượng bảo hiểm từ một địa điểm này đến một hoặc nhiều địa điểm khác thì sử dụng đơn bảo hiểm nào?
- Người được bảo hiểm có nghĩa vụ gì?
- Nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, rủi ro được bảo hiểm đã xảy ra thì ảnh hưởng gì đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải?
- Người được bảo hiểm không khai báo cho người bảo hiểm biết tất cả thông tin mà mình biết thì có được chấm dứt hợp đồng bảo hiểm không?
Đối tượng bảo hiểm từ một địa điểm này đến một hoặc nhiều địa điểm khác thì sử dụng đơn bảo hiểm nào?
Theo Điều 307 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm như sau:
- Theo yêu cầu của người được bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng về việc giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải.
- Đơn bảo hiểm có thể cấp theo các hình thức sau đây:
+ Đơn bảo hiểm chuyến là đơn bảo hiểm cấp cho đối tượng bảo hiểm từ một địa điểm này đến một hoặc nhiều địa điểm khác;
+ Đơn bảo hiểm thời hạn là đơn bảo hiểm cấp cho đối tượng bảo hiểm trong một thời gian nhất định;
+ Đơn bảo hiểm định giá là đơn bảo hiểm trong đó người bảo hiểm đồng ý trước giá trị của đối tượng bảo hiểm ghi trong đơn bảo hiểm, phù hợp với giá trị được bảo hiểm và được sử dụng khi giải quyết bồi thường tổn thất toàn bộ hoặc bồi thường tổn thất bộ phận.
Việc xác định tổn thất toàn bộ ước tính phải căn cứ vào giá trị ghi trong hợp đồng và quy định tại khoản 1 Điều 333 của Bộ luật này, trừ trường hợp đơn bảo hiểm có thỏa thuận khác;
+ Đơn bảo hiểm không định giá là đơn bảo hiểm không ghi giá trị của đối tượng bảo hiểm, nhưng số tiền bảo hiểm phải ghi rõ trong đơn bảo hiểm.
- Đơn bảo hiểm phải có những nội dung cơ bản sau đây:
+ Tên người được bảo hiểm hoặc tên người đại diện của người được bảo hiểm;
+ Đối tượng bảo hiểm;
+ Điều kiện bảo hiểm;
+ Thời hạn bảo hiểm;
+ Số tiền bảo hiểm;
+ Nơi, ngày, tháng và giờ cấp đơn;
+ Chữ ký xác nhận của người bảo hiểm.
- Hình thức và nội dung cơ bản của đơn bảo hiểm được áp dụng đối với giấy chứng nhận bảo hiểm.
Như vậy, đối tượng bảo hiểm từ một địa điểm này đến một hoặc nhiều địa điểm khác thì sử dụng đơn bảo hiểm chuyến.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Người được bảo hiểm có nghĩa vụ gì?
Theo Điều 308 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định nghĩa vụ của người được bảo hiểm như sau:
- Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả thông tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi người biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.
- Nghĩa vụ của người được bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng đối với người đại diện của người được bảo hiểm.
Nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, rủi ro được bảo hiểm đã xảy ra thì ảnh hưởng gì đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải?
Tại Điều 309 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về đương nhiên chấm dứt hiệu lực hợp đồng bảo hiểm hàng hải như sau:
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải đương nhiên chấm dứt hiệu lực, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, rủi ro được bảo hiểm đã xảy ra hoặc không có khả năng xảy ra trong thực tế; trong trường hợp này, người bảo hiểm không phải bồi thường nhưng vẫn có quyền thu phí bảo hiểm theo hợp đồng, trừ trường hợp trước khi giao kết, người bảo hiểm đã biết về sự kiện đó.
Như vậy, hợp đồng bảo hiểm hàng hải đương nhiên chấm dứt hiệu lực, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, rủi ro được bảo hiểm đã xảy ra.
Người được bảo hiểm không khai báo cho người bảo hiểm biết tất cả thông tin mà mình biết thì có được chấm dứt hợp đồng bảo hiểm không?
Điều 310 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm như sau:
- Trường hợp người được bảo hiểm cố ý vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 308 của Bộ luật này thì người bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng. Trường hợp người được bảo hiểm không có lỗi trong việc khai báo không chính xác hoặc không khai báo theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này thì người bảo hiểm không có quyền chấm dứt hợp đồng, nhưng có quyền thu thêm phí bảo hiểm ở mức hợp lý.
- Trước khi trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu, người được bảo hiểm có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hàng hải, nhưng phải trả cho người bảo hiểm các chi phí hành chính và người bảo hiểm phải hoàn trả phí bảo hiểm cho người được bảo hiểm.
- Người bảo hiểm và người được bảo hiểm không được chấm dứt hợp đồng sau khi trách nhiệm bảo hiểm đã bắt đầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng.
Trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận về việc hợp đồng có thể bị chấm dứt sau khi trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu và người được bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì người bảo hiểm có quyền thu phí kể từ ngày trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu cho đến ngày chấm dứt hợp đồng và việc hoàn phí được tính tương ứng với thời gian còn lại. Trường hợp người bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì phí bảo hiểm của thời gian còn lại được hoàn trả cho người được bảo hiểm kể từ ngày yêu cầu chấm dứt đến ngày hết hạn hợp đồng.
- Các quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp người được bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hàng hóa và hợp đồng bảo hiểm chuyến đối với tàu biển sau khi trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu.
Như vậy, người được bảo hiểm không không khai báo cho người bảo hiểm biết tất cả thông tin mà mình biết thì không được chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, nhưng có quyền thu thêm phí bảo hiểm ở mức hợp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.