Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có phải là công chức không? Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có phải là công chức không?
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp không còn là công chức, vậy người đó sẽ thuộc biên chế nào?
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với viên chức quản lý được quy định như thế nào?
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có phải là công chức không?
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có phải là công chức không?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, sửa đổi bởi Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) quy định:
“Điều 4. Cán bộ, công chức
....
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.
Như vậy, theo quy định mới thì từ ngày 01/7/2020 người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập như trường học, bệnh viện, ... không còn là công chức.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp không còn là công chức, vậy người đó sẽ thuộc biên chế nào?
Căn cứ vào quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sẽ thuộc biên chế viên chức. Cụ thể như sau:
"Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?
Mà theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013:
“Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp”.
Như vậy, viên chức (tồn tại dưới dạng hợp đồng làm việc) thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệm đó anh/chị nhé.
Lưu ý thêm:
Theo quy định tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019 thì “Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành mà không còn là công chức theo quy định của Luật này và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật này thì tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm”.
Như vậy, người giữ chức vụ lãnh đạo quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập dù không còn được coi là công chức theo quy định của Luật này, nhưng vẫn tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách cũng như áp dụng các quy định về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với viên chức quản lý được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý được quy định tại Điều 44 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 44. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
2. Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp đơn vị mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
4. Điều kiện về tuổi bổ nhiệm:
a) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý mà thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì tuổi công tác phải đủ một nhiệm kỳ;
c) Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.
5. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức."
Như vậy, tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với viên chức quản lý được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.